Trường THCS Diễn Lâm - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdienlam.dienchau.edu.vn


BÌNH BÁO TƯƠNG201-11-2013

Đây là bài bình báo nhân ngày 20-11-2013

Kính thưa các thầy cô giáo

Thưa các em HS thân mến

Cha ông ta thường có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu nói ấy đã in sâu vào tâm trí của mỗi con người và trở thành nét đẹp truyền thống trong văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. "Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý " bởi ở đó có những lặng thầm hy sinh , có những giọt mồ hôi mặn chát và cả những nỗi niềm trăn trở suy tư, thầy cô đang miệt mài âm thầm ươm những mầm xanh cho đời trên mọi miền tổ quốc thân yêu.

Hôm nay trong không khí cả nước nao nức hướng về ngày hội lớn , ngày nhà giáo Vn 20/11-ngày tri ân công ơn to lớn của thầy cô . Các em HS Trường THCS DL càng hạnh phúc hơn khi được bày tỏ niềm phấn khởi hân hoan và tấm lòng của mình qua từng trang báo .

Đầu tiên , xin lướt qua các tên báo  . các em ngày càng chọn  cho tờ báo của mình những cái tên thật gần gũi và ấn tượng : Nào là Người lái đò của các em HS khối 6, Nhớ nguồn của HS khối 7, Ươm mầm của HS khối 8, hay tên rất mới lạ Lời cảm tạ của các em HS khối 9.

Lời tựa cũng đã làm cho tờ báo trở nên ý nghĩa và sinh động hơn. Các lời tựa đã khái quát được chủ đề tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của tờ báo .Các lời tựa đã cố gắng chỉn chu hơn trong câu chữ , muột mà hơn trong câu văn . Nhưng phải kể đến phần lớn dung lượng trong tờ báo đó là tình cảm cảm xúc của rất rất nhiều em được thể hiện qua những trang thơ hay lời hát . Trang thơ cũng có những lời hoa mỹ , có những lời thơ là sự sưu tầm tích lũy , hay những lời thơ mộc mạc chưa đúng vần , đúng nhịp nhưng tất cả đó là tấm lòng rất đỗi chân thành của các em học sinh-những em lớn lên từ cây lúa, từ cọng rau,bó chè, từ sự gắn bó với đồi sắn nương khoai. Tình cảm của các em thật xúc động và cũng thật chân thành:

                   Thưa thầy bài học chiều nay

Con bỏ quên ngoài của lớp

Dưới gốc phượng già nằm nghe chim hót

Con hóa mình thành bướm và hoa

        ( Bài : Thưa thầy – của một HS chép vội và đã quen kí tên )

Đúng là những lời thơ , nghe mà rất thật , thật đến vậy thì làm sao thầy cô nỡ trách. Lời thơ thật như một lời thú tội – về sự không thuộc bài nhưng đằng sau đó là một tấm chân thành và tâm hồn trong sáng như hoa gửi đến thầy cô

Có lẽ nếu chúng ta không dừng lại một chút nữa trên trang thơ của tờ báo khối 7 sẽ không nghe được sự cảm thông và yêu thương quý trọng của em Ngô Thị Linh- HS lớp 7B với nghề giáo:

   Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru nghề này

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Thương cha mẹ trên những luống cày ,thửa ruộng , ơn thầy cô mở lối đưa đường, đó là tấm lòng của bao thế hệ học trò mà hẳn không thầy cô nào mà không lấy làm tự hào khi các em đã hiểu và trân trọng nghề giáo.

Bao trang thơ vẫn cứ như xoáy vào lòng độc giả khi chúng ta đọc .Đó là những giờ lên lớp, những đêm chấm bài , tất cả đều như đính vào tâm hồn chúng ta :

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

                                ( Thầy- Đậu Hà Vy , Lớp 7 B)

Hay

Đêm nay thầy chấm bài

Căn phòng thơ im lặng với đêm

Chỉ còn nhịp đập trái tim

Thơ thầy thao thức trọn đời ý hay

Rút đưa nhẹ nhàng bàn tay

Chỉnh sửa nét chữ cho hay lời trò.

              ( Bài : Thầy chấm bài- Nguyễn Văn Quý- 6A)

Đọc những vần thơ trên hẳn chúng ta không thể nào không cảm nhận được sự lớn khôn của các em. Bằng lời thơ mộc mạc như chính tâm hồn các em học trò lời thơ như là lời thấu hiểu và cảm thông với nỗi gian lao vất vả mà người thầy, người cô đã và đang ngày dêm miệt mài làm người gieo hạt .

Thơ cứ như dòng chảy cảm xúc của chính các em để rồi chúng ta một lần nữa như lắng lại để suy tư về những gì mà gắn bó với sự nghiệp trồng người:

Thương trách mỗi lần em xóa bảng

Gió khẽ vào luống cuống những bàn tay

Bài học này thầy cô vừa mới giảng

Chẳng lẽ lại thành hạt phấn bay

Có lẽ , ai đã trải qua thời học trò mà chẳng cầm khăn xóa bảng. Nhưng với em Tạ Thị Thúy- 9D trong bài thơ Hạt phấn bay, lại là một lời tự vấn " Lẽ nào bài học thầy vừa mới giảng lại thành hạt phấn bay ? Cái thắc mắc ấy như là một lời tự hứa trước thầy cô để rồi các em phải học ,phải nhớ và phải thương " Hạt phấn- của tri thức đang đánh thức tâm hồn và lẽ sống".

Người ta thường nói : Thơ là tiếng lòng , thơ chỉ thực sự chảy khi tâm hồn đã tràn đầy ,quả vậy . Cảm xúc đã thực sự chảy tràn trong tâm hồn các em học sinh để rồi cảm xúc ấy đã làm vút lên tiếng đàn muôn điệu : lúc du dương, khi dìu dặt quyến luyến , khi vấn vương ,vương vấn lòng người .

Kính thưa các thầy cô giáo..

Thưa các em HS thân mến..

Khó có thể nói hết những thành công mà bao tâm sức và tấm lòng của hơn 600 em HS trường THCS DL nói lên trong những tờ báo viết dành riêng cho thầy cô trong số báo đặc biệt- Số báo kỉ niệm ngày nhà giáo VN 20/11 này . Qua số báo đặc biệt này một lần nữa thầy và trò đã gặp nhau trong tình yêu thương, trong sự đồng điệu về tâm hồn .Lời của tờ báo là lời tri ân sâu sắc tới thầy cô giáo-lời tri ân những kĩ sư tâm hồn.

Cuối cùng nhân ngày Nhà giáo VN 20/11 này, xin phép được kính chúc quý thầy cô và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc , chúc các em HS ngoan giỏi.

Tác giả bài viết: Ngô Đình Thúy

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây