Trường THCS Diễn Lâm - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdienlam.dienchau.edu.vn


SÁNG TẠO KHKT PHỤC VỤ TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

SÁNG TẠO KHKT PHỤC VỤ TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Lại một mùa Sáng tạo KH-KT nữa lại đến, năm học này chúng ta lại đón nhận hai gương mặt tiêu biểu của nhà trường đó là hai em học sinh Hồ Thu Trang (9B) và Nguyễn Thị Kim Thúy (9D), dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô Nguyễn Thanh Trường, Phan Thị Hiển, Phạm Văn Lâm cùng các thầy, cô Tổ KHTN cho ra đời sản phẩm "DỤNG CỤ BỔ TRỢ ĐA NĂNG TRONG LUYỆN TẬP TDTT", thuộc lĩnh vực: Kỹ thuật cơ khí. Dụng cụ tuy mang dáng dấp thô sơ nhưng là ý tưởng vô cùng sáng tạo của hai em học sinh Hồ Thu Trang và Ngô Thị Kim Thúy. Trước hết là chi phí thấp nhưng lại hỗ trợ đa dạng các môn học trong nhà trường; có khay đựng bóng, có thể điều chỉnh lên xuống theo lứa tuổi và chiều cao mọi người. Mặt khác dụng cụ cũng hỗ trợ rất tốt trong luyện tập bóng rổ và bật nhảy tại chỗ.
I. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Lúc mới ra đời, bóng chuyền được xem là một môn thể thao mạnh mẽ, được thiết kế cho đàn ông trung niên ở Phương tây sau đó lan truyền dần sang Phương đông. Cho đến ngày nay, bóng chuyền đã trở thành môn thể thao cho mọi nhà và mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi và giới tính.
Ở Việt Nam hiện nay, bóng chuyền là bộ môn thể thao có số lượng người yêu thích và tham gia tập luyện chỉ đứng sau bóng đá. Đối tượng tham gia môn bóng chuyền rất đa dạng từ thanh thiếu niên, người trung tuổi hay cả người cao tuổi... Vậy chơi bóng chuyền hàng ngày mang lại những lợi ích gì và tác dụng gì mà nó lại cuốn hút được nhiều người tập như thế?
Lợi ích của chơi bóng chuyền.
Theo các chuyên gia sức khỏe, tham gia chơi bóng chuyền thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập. Cụ thể, những tác dụng của chơi bóng chuyền mà bạn có thể dễ dàng nhận ra và đạt được đó là:
- Chơi bóng chuyền hàng ngày là một hình thức tập thể dục giúp đem lại cho bạn một sức khỏe tốt. Ngoài ra, tập luyện với bóng chuyền còn giúp người tập có một cơ thể cân đối do môn thể thao này phải hoạt động toàn thân, liên tục và ở tốc độ cao.
- Tập luyện bóng chuyền hàng ngày sẽ rèn cho bạn nhanh tay nhanh mắt. Khi chơi bóng chuyền bạn phải nhanh mắt để xác định đường bóng, xác định vị trí bóng và nhanh tay để xử lý bóng, dứt điểm một cách chính xác về phần sân của đối phương. Điều này còn giúp cho bạn có một trí óc minh mẫn hơn để phán đoán các tình huống linh hoạt.
- Với bóng chuyền thì người chơi phải di chuyển và hoạt động liên tục nên nó sẽ giúp bạn có được một cơ thể dẻo dai. Các tư thế được thay đổi liên tục giúp các khớp xương của bạn được bôi trơn. Bạn sẽ hạn chế được các bệnh về xương khớp.
- Một lợi ích mà hầu hết các bạn đều bết là chơi bóng chuyền tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao của giới trẻ. Chơi bóng chuyền với những pha bật nhảy sẽ kéo giãn xương khớp ở vùng lưng, hông và chân. Sự kéo giãn này giúp trẻ sớm có được một chiều cao tối đa. Ngoài ra, những cú dứt điểm mạnh sẽ giúp tay bạn rắn chắc hơn.
- Một điều quan trọng nữa mà môn bóng chuyền mang lại cho người tập đó là sự gắn kết. Chơi bóng chuyền sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn bởi muốn đạt kết quả cao với bộ môn này thì phải có tinh thần đồng đội và tính kỷ luật cao từ các thành viên.
- Cuối cùng, bóng chuyền giúp bạn giải trí, xả stress sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hiện nay, với quả bóng chuyền hơi thì đó là một hình thức giải trí và rèn luyện sức khỏe được rất nhiều người cao tuổi lựa chọn.
Tại Việt Nam, trong các trường học, đặc biệt là ở Trường THCS Diễn Lâm, bóng chuyền là bộ môn “gây nghiện” đối với nhiều người, từ các thầy, cô giáo đến các em học sinh. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy thành tích tập luyện từ đội tuyển bóng chuyền của nhà trường chưa cao, trong khi Hội khỏe phù đổng cấp cụm trường và cấp huyện sắp diễn ra mà việc nâng cao thành tích thi đấu là vô cùng cần thiết. Từ những lí do như vậy, chúng tôi thiết kế và cho ra đời sản phẩm DỤNG CỤ BỔ TRỢ ĐA NĂNG TRONG LUYỆN TẬP TDTT. Không chỉ hỗ trợ tối ưu trong luyện tập bóng chuyền mà còn có tác dụng bổ trợ tập bóng rổ, bật nhảy tại chỗ khi rèn luyện TDTT của mọi người, đặc biệt là các em học sinh lứa tuổi THCS.
Dụng cụ khi đưa vào thực tế hoạt động rất tốt. Hỗ trợ việc tập luyện bóng chuyền với tính năng đa dạng, chi phí thấp, có thể giúp người tập ở mọi vị trí như tấn công, luyện tập chuyền hai. Ngoài ra, dụng cụ còn có thể hỗ trợ trong việc tập bóng rổ, bật nhảy tại chỗ.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng hiệu quả đập bóng trên cao biên trước theo phương chạy đà của học sinh khi học bóng chuyền
Nhằm tìm hiểu trình độ kĩ thuật của học sinh đánh bóng chuyền lớp 9B-Trường THCS Diễn Lâm, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả đập bóng trên cao biên trước theo phương chạy đà của từng học sinh chúng tôi thu được kết quả như sau:
TT Xếp loại Số lượng Tỉ lệ

1 Giỏi 5 13.51%
2 Khá 15 40.54%
3 Trung bình 11 29.73%
4 Yếu 6 16.22%
(Bảng xếp loại thành tích)
* Nhận xét:
Qua quá trình học tập và rèn luyện của các bạn học sinh, chúng tôi nhận thấy trình độ kĩ thuật của các bạn chưa cao, một số đã nắm vững được kiến thức, nhưng vẫn còn một số đông chưa được hoàn thiện kĩ thuật động tác cơ bản, đặc biệt là kĩ thuật đập bóng tấn công. Chúng tôi nhận thấy trong đó còn những mặt hạn chế cần được khắc phục, sửa chữa để các bạn học sinh có thể đạt được trình độ cao hơn.
- Thành tích các vận động viên:
+ Điểm số cao nhất trong nhóm là 10 điểm;
+ Điểm số thấp nhất trong nhóm là 1 điểm;
- Phân loại thành tích kiểm tra:
+ Loại giỏi có 5 bạn học sinh đạt từ 9 đến 10 điểm, chiếm tỉ lệ 13,51%.
+ Loại khá có 15 bạn học sinh đạt từ 7 đến 8 điểm, chiếm tỉ lệ 40,54%.
+ Loại trung bình có 11 bạn học sinh đạt từ 5 điểm, chiếm tỉ lệ 29,73%.
+ Loại yếu có 5 bạn học sinh đạt từ 1 đến 4 điểm, chiếm tỉ lệ 16,22%.
Tóm lại, sau khi tiến hành kiểm tra, chúng tôi nhận thấy thành tích đập bóng cao biên trước mặt ở vị trí số 4 của các bạn học sinh lớp 9B Trường THCS Diễn Lâm chưa cao và không đồng đều nhau. Học sinh có điểm cao nhất là 10 và thấp nhất là 1. Điều này chứng tỏ rằng trình độ kỹ thuật của học sinh có sự chênh lệch rõ nét.
2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến thành tích của học sinh khi đánh bóng chuyền
Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích đập bóng nói chung và đập bóng trên cao biên trước mặt theo phương chạy đà ở vị trí số 4 phần lớn mắc phải sai lầm hạn chế ở những nội dung 2,3,6,7,9,10. Còn các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi xác định được 6 nội dung cơ bản ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu, hình thành kỹ thuật và hiệu quả đập bóng cao biên trước mặt theo phương chạy đà của học sinh như sau:
* Do thể lực chung yếu, phản xạ chậm:
- Thứ nhất: Việc nắm vững kĩ thuật động tác và hoạt động chiến thuật phụ thuộc vào trình độ các tố chất và trình độ người tập.
- Thứ hai: tác động của bản thân, các phương tiện tập bóng chuyền tới sự phát triển toàn diện và trạng thái chức năng cơ thể lại phụ thuộc nhiều vào trình độ nắm vững kĩ thuật động tác.
Xu hướng chính cho tập luyện thể lực của người tập bóng chuyền là tác động để phát triển trình độ thể lực toàn diện, nắm vững nhanh kĩ thuật thi đấu hợp lí, đảm bảo cho sự duy trì lượng vận động cho người tập ở mức độ tối ưu, tạo điều kiện nâng cao kỹ - chiến thuật trong tập luyện và thi đấu.
* Chưa có khả năng phán đoán bóng chính xác:
- Trong đánh bóng, việc xác định hướng bóng, đường bóng bay là điều hết sức quan trọng. Nếu phán đoán tốc độ bay của đường bóng của chuyền hai bị hạn chế thì không có khả năng thực hiện kỹ thuật đập bóng chính xác được.
- Nguyên nhân xẩy ra là do:
+ Không xác định rõ tính năng của đường bóng bay.
+ Chưa có khả năng định hình trong không gian.
+ Ít nhạy cảm với kỹ thuật.
* Do cảm nhận không gia kém, chưa xác định được điểm treo của bóng:
- Đây là nguyên nhân thường gặp ở phần lớn người chơi bóng chuyền, do trong khi thực hiện kĩ thuật đập bóng, người tập chưa xác định được điểm cao cực đại (điểm treo) của bóng nên xẩy ra hai trường hợp:
+ Người tập thường vô đà sớm, chưa đến điểm cực đại.
+ Hoặc vô đà trễ khi bóng đã vào giai đoạn rơi.
- Vì vậy, người tập thường đánh bóng hỏng hoặc không có lực, không đạt được hiệu quả trong tấn công khi tập luyện cũng như khi thi đấu.
* Do góc độ, điểm tiếp xúc bóng không hợp lí:
- Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập bóng. Để có một cú đập bóng hiểm hóc và uy lực thì người đập cần có điểm tiếp xúc giữa tay và bóng phải đúng. Người tập thường mắc phải sai lầm sau:
+ Tay tiếp xúc gần như từ phía trên làm bóng bay tạc vào lưới.
+ Điểm tiếp xúc bóng phía sau – dưới tâm bóng hoặc dưới hẳn tâm bóng làm bóng bay ra ngoài sân.
* Do kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện:
- Bất kì một học sinh nào nếu kỹ thuật động tác chưa đạt tới mức hoàn thiện thì hiệu quả thi đấu không thể đạt kết quả cao. Vì vậy, việc nắm vững kỹ thuật động tác là điều thiết yếu:’
+ Cần nắm vững then chốt kỹ thuật động tác.
+ Thực hiện kỹ thuật động tác phải hợp lí, điêu luyện, phù hợp với trình độ của học sinh.
* Thái độ thực hiện động tác chưa thật sự tập trung:
Do tâm lí chung của đối tượng chỉ là một cuộc kiểm tra không tính điểm vào quá trình học tập nên một số học sinh còn thờ ơ, chưa tập trung nên chưa phản ánh đúng trình độ của mình. Kết quả của nguyên nhân này là thành tích không cao.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng trên cao biên trước mặt.
Hoạt động của các môn thể thao có chu kỳ nói chung, việc tiếp thu kỹ thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần vì việc tiếp thu tương đối đơn giản. Nhưng kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động không có tính chu kì, luôn luôn thay đổi theo tình huống. Kỹ thuật xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn chỉnh ngay từ lần đầu mới tập hay trong một thời gian ngắn được. Thông thường là phụ thuộc và khả năng tích lũy kinh nghiệm, sử dụng phối hợp vận động. Do đó, trong quá trình tập luyện, người tập phải tuân thủ các nguyên tắc sau: tính tự giác, tính tích cực, có lòng đam mê, có nghị lực và có ý chí cao của bản thân. Tự giác, tích cực trong học tập rèn luyện giúp người học chủ động, nghiên cứu kỹ thuật kĩ càng trong khi học và sau khi học để áp dụng vào thực tế cho thành thạo.
Luyện tập phải thường xuyên, có hệ thống, phải luyện tập tuân theo tuần tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp cho người học nâng cao hiệu quả trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho việc đi sâu vào các kỹ thuật phức tạp hơn, tạo tự tin cho sự sáng tạo chiến thuật trong thi đấu. Việc củng cố, nâng cao tập luyện các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Ở giai đoạn đầu tập luyện dễ mắc sai lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật.
4. Sử dụng dụng cụ bổ trợ đa năng trong luyện tập TDTT, đặc biệt là trong luyện tập bóng chuyền cho học sinh Trường THCS Diễn Lâm:
Để tránh nhàm chán trong luyện tập, chúng tôi thay đổi bài tập bằng cách sử dụng dụng cụ bổ trợ đa năng trong luyện tập TDTT, đặc biệt là trong luyện tập bóng chuyền cho học sinh. Điều này đã tăng cường tính hưng phấn cho học sinh. Qua bài tập, chúng tôi chú trọng sửa động tác sai, động tác thừa cho các bạn và đề ra những yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng sản phẩm.
5. Kết quả của việc ứng dụng dụng cụ bổ trợ đa năng trong luyện tập TDTT
Để đánh giá hiệu quả của quá trình ứng dụng dụng cụ bổ trợ đa năng trong luyện tập TDTT, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả kiểm tra so với kết quả kiểm tra ban đầu. Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi nhận thấy độ tăng trưởng thành tích sau quá trình ứng dụng bổ trợ đa năng trong luyện tập TDTT thật sự rõ nét


Tác giả bài viết: H.N.Tr

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây