Thầy Nguyễn Quang Vinh và Thầy Lê Quang Phúc điều hành Hội thảo

Hội thảo " Nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG"

 23:21 30/10/2018

Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức của CBQL, giáo viên và học sinh. Trong một vài năm gần đây, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, đội tuyển HSG trường THCS Diễn Lâm đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần vào kết quả chung của ngành giáo dục huyện nhà. Hội thảo đã nghe nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều giáo viên có nhiều thành tích trong công tác Bồi dưỡng HSG như: Thầy giáo Phạm Văn Lâm, thầy giáo Nguyễn Tiến Huy, thầy giáo Vũ Hồng Vân, thầy giáo Đoàn Hùng Phúc và cô giáo Trịnh Thị Hoa,...Qua các ý kiến trao đổi, chúng tôi đúc kết thành một số điểm nổi bật như sau: I. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở trường THCS Diễn Lâm 1. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG. - Có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên. 2. Khó khăn - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. - Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều. - Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân. - Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau. - Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi lớp 10 -THPT, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi THPT sau khi thi HSG. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao. Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một nhiều năm tham gia công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng HSG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây. II. Một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BD HSG 1. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học, nhiệm vụvà sự chỉ đạo của Phòng GDĐT, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện. Trong kế hoạch, cần chú trọng đến: - Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Nội dung trọng tâm của chương trình là gì? - Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng HSG. - Lựa chọn, thi chọn đội tuyển HSG của các bộ môn. - Thời gian dự kiến hoàn thành các chuyên đề và toàn bộ chương trình. - Quản lý, chỉ đạo và điều chỉnh nội dung bồi dưỡng HSG 2. Việc quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG - Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. - Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng và trang thiết bị hiện có cho dạy học nói chung và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu. Tham mưu với các cấp việc xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việcbồi dưỡng học sinh giỏi. - Huy động các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Việc xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG - Giáo viên bồi dưỡng HSG cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền (từ lớp 6 đến lớp 9) - Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu. - Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người. - Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí đối với giáo viên BDHSG. - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề. - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, sưu tầm và đọc tài liệu trong và ngoài nước, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua. 4. Việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG Uy tín và năng lực của người thầy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là: - Giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic … - Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. - Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các trường khác... 5. Công tác thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là các thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được: - Đối với học sinh: Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm theo nghị quyết của Hội đồng trường. Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường cần tham mưu với Ban đại diện CMHS các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu. - Đối với giáo viên: Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường. 6. Đề xuất, kiến nghị đối với Phòng GD&ĐT - Tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường THCS trong toàn huyện. Tổ chức biên soạn và cung cấp một số tài liệu cơ bản cho các nhà trường. - Hướng dẫn công tác tài chính trong việc bồi dưỡng HSG.

Phân công nhiệm vụ đầu năm

 09:49 19/09/2016

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, PHỤ TRÁCH CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ CÁN BỘ CỐT CÁN BỘ CỐT CÁN TRONG NĂM HỌC 2016- 2017 1. Thầy Hoàng Xuân Hải : Hiệu trưởng - Tổ chức bộ máy nhà trường - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện năm học. - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn; phân công công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên - Chỉ đạo công tác tư tưởng, chính trị, công tác đối ngoại, tài vụ, thanh tra; công tác Đảng. - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh : Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch lãnh đạo, thực hiện công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất trường học; quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trường học. 2. Thầy Nguyễn Đình Thận: Phó Hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp trọng học sinh. - Chỉ đạo công tác hoàn chỉnh hồ sơ xét tuyển vào lớp 6, xét Tôt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục - Chỉ đạo công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. - Cùng Hiệu trưởng trực và quản lý mọi hoạt động của nhà trường trong từng tuần học 3. Trần Văn Hưng: Chủ tịch Công đoàn trường, tổ phó tổ khoa học tự nhiên. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường; Tổ phó tổ tự nhiên, công tác an ninh, trật tự an toàn trong trường. Trực thoe dõi hoạt động của nhà trường khi hiệu vụ đi công tác. Cốt cán môn Toán. 4. Hà Nam Trung: Tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động tổ Khoa học tự nhiên; Công tác CNTT, quản lý Website nhà trường; Giúp Hiệu trưởng thực hiện phần mềm quản lý nhà trường. 5. Đặng Thị Lương: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ Khoa học xã hội. 6. Lê Văn Ly: Bí thư Đoàn thanh niên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên; Phó trưởng ban hoạt động GDNGLL; Phụ trách giáo dục thể chất. 7. Đoàn Hùng Phúc: Phụ trách công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; Cốt cán chuyên môn Địa Lý. 8. Ngô Đình Thúy: Tổ phó tổ Khoa học xã hội. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của tổ; Cốt cán môn Văn; Công tác thông tin truyền thông. 9. Phạm Văn Lâm: Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ; Phụ trách công tác hướng nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu khoa học; Cốt cán môn Sinh học. 10. Nguyễn Đức Lộc: Thư ký Hội đồng nhà trường. 11. Lê Huy Giáp: Tổ phó tổ Khoa học xã hội Cùng tổ trưởng lãnh đạo,chỉ đạo các hoạt động của tổ; Trưởng ban thanh tra nhân dân. 12. Trần Thị Lan: Tổ trưởng tổ Văn Phòng. Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ văn phòng; Phụ trách thư viện; quỹ nhà trường. 13. Trần Văn Bình: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; Thành viên của các ban hoạt động GDNGLL; Ban lao động, vệ sinh trường lớp( trực tiếp phụ trách khâu xử lý rác thải trong nhà trường)

Chứng nhận chất lượng giáo dục mức độ 3 của trường THCS Diễn Lâm

Chứng nhận chất lượng giáo dục mức độ 3 của trường THCS Diễn Lâm

 22:04 05/09/2016

Trường THCS Diễn Lâm được thành lập từ năm học 1992 - 1993, do chia tách từ trường Phổ thông cơ sở. Trường được xây dựng trên địa bàn thuộc xóm 1 Bắc Lâm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Diễn Lâm được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT Diễn Châu, của các cấp ủy Đảng, chính quyền với sự nỗ lực hết mình của tập thể CBGV NV, công tác giáo dục của nhà trường luôn có những bước phát triển vững chắc. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và giữ vững, đạt trung bình từ 95 % trở lên; tỷ lệ tốt nghiệp THCS ổn định, đạt từ 95-98,2%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập đạt từ 70-81,4%. Nhiều năm nhà trường có số HSG cấp huyện nằm trong tốp đầu của huyện, 18 năm liên tục (1998-2016) có HSG văn hóa cấp tỉnh với 48 em. Đội ngũ CBGVNV nhà trường trẻ, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, luôn có ý thức phấn đấu trở thành CBGVNV giỏi, đến nay có 58 lượt GV đạt GVDG cấp huyện, 8 giáo viên đã từng dự thi và đạt GVDG cấp tỉnh, 1 cán bộ thư viện đạt giỏi cấp huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện bổ sung theo hướng hiện đại, cảnh quan môi trường luôn xanh-sạch-đẹp. Ngày 31/7/2009 trường THCS Diễn Lâm được UBND Tỉnh Nghệ An ra quyết định số 3663/QĐ.UBND.VX công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Trong nhiều năm học liên tục trường đạt tập thể lao động tiên tiến, năm 2011-2012 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc. Trường THCS Diễn Lâm có cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-PGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và đúng theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Trường có khuôn viên rộng rãi đảm bảo đủ diện tích theo quy định; các khối công trình bố trí khoa học, phù hợp, đầy đủ và đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu cho mọi hoạt động giáo dục. Hàng năm nhà trường thực hiện đúng và dầy đủ các chương trình, kế hoạch giảng dạy, các HĐGDNGLL, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề giáo dục địa phương, phong trào thi đua dạy học trong nhà trường được thực hiện sôi nổi. Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được duy trì thường xuyên, nghiêm túc theo sự chỉ đạo của ngành. Mọi CBGVNV đều có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường được nâng dần qua từng năm học, chất lượng học sinh giỏi tiếp tục được khẳng định là tốp đầu của huyện. Không chủ quan, thỏa mãn với các thành tích đã đạt được, trường THCS Diễn Lâm cần phải tiếp tục phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu của xã hội, của địa phương trong giai đoạn mới. Năm học 2015 - 2016 song song với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra, đánh giá; Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tăng cường CSVC phục vụ dạy học, công tác kiểm định chất lượng được chú trọng, nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và đã tiến hành nghiêm túc, triệt để tự đánh giá theo thông tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn 8987/BGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 V/v Hướng dẫn công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/1/2013 V/v Xác định yêu cầu và gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. Để tiến hành công tác tự đánh giá được thuận lợi và hiệu quả. Hội đồng của nhà trường đã xác định rõ nguồn lực CSVC, nguồn tài chính cần huy động để từ đó xác định kế hoạch tự đánh giá sát thực, phân công một cách cụ thể khoa học. Nhà trường đã tiến hành công tác tự đánh giá từ tháng 9/2015 và hoàn thành vào cuối tháng 12/2015. Trong suốt thời gian thực hiện, lãnh đạo nhà trường đã huy động toàn thể đội ngũ CBGVNV, tranh thủ sự hỗ trợ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Diễn Lâm, Ban đại diện cha mẹ học sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Sau thời gian làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm của Hội đồng nhà trường, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản hoàn thành. Thể hiện tính trung thực trong báo cáo nhà trường đã thu thập thông qua 188 mã minh chứng cho 108 chỉ số của 36 tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Báo cáo được trình bày lần lượt từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí được mô tả rõ ràng, cụ thể hiện trạng của nhà trường đạt được và những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng giúp nhà trường có cơ sở thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây