Mã Thị Hoa - tác giả SKKN "Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9"

SKKN TRƯỜNG THCS DIỄN LÂM-1

 09:49 11/04/2019

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS từ lâu đã là môn học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, thiết thực đối với học sinh. Nhưng dạy học như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê môn học cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm từ các nhà quản lí giáo dục đến giáo viên cùng toàn xã hội. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, song một thực tế ở môn Ngữ văn hiện nay trong nhà trường THCS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phân môn tập làm văn được xem là khó vì thực chất kĩ năng làm bài của HS rất hạn chế. Khi viết bài theo yêu cầu đa số HS rất lúng túng không biết phải viết cái gì và viết như thế nào.Chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào 6 kiểu bài, bao gồm: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, hành chính công vụ.Kiểu bài nào cũng cần phải rèn luyện cho HS kĩ năng viết bài, nghĩa là kĩ năng tạo lập văn bản. Trong sáu kiểu bài đó thì kiểu bài nghị luận là kiểu bài mà HS gặp nhiều khó khăn khi tạo lập một văn bản đảm bảo thuyết phục được người đọc(người nghe).Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. Có hai kiểu bài nghị luận, đó là nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong những năm gần đây kiểu bài nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi thuộc môn Ngữ văn lớp 9 từ kì thi khảo sát chất lượng cuối năm, thi tuyển sinh vào lớp 10, thi học sinh giỏi các cấp đều có hai phần, cụ thể là phần đọc-hiểu và phần làm văn. Trong đó phần làm văn tập trung vào hai kiểu bài nghị luận đó là nghị luận xã hội và nghị luận văn học chiếm khoảng từ 70% đến 80% số điểm của toàn bài thi. Văn nghị luận xã hội đặc biệt được chú trọng, kiểu bài này yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội theo yêu cầu. Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Bởi vì học sinh vốn đã ngại viết văn và thường phụ thuộc tài liệu, làm bài thì còn sao chép nhiều , kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Là một giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, theo sát công cuộc đổi mới của ngành. Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần phải chia sẻ những kinh nghiệm rèn luyện cho HS viết văn nghị luận xã hội đạt kết quả cao để bạn bè đồng nghiệp có thể vận dụng trong dạy học kiểu bài nghị luận xã hội ở môn Ngữ văn lớp 9. Với sự trăn trở tìm tòi trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội vào việc dạy-học các tiết học thuộc kiểu bài văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng trong chương trình Ngữ văn 9. Bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm mà mình đã áp dụng thực sự đem lại hiệu quả và được đồng nghiệp ủng hộ, đánh giá cao.Từ đó tôi đã cố gắng học hỏi thêm và hoàn thành thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm và mạnh dạn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9. Qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn giúp các em nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này để nâng cao chất lượng bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 và còn rèn cho các em tự tin thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trước những vấn đề phong phú của xã hội.

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO THỰC TIỄN

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO THỰC TIỄN

 23:24 22/02/2017

Diễn Lâm là một xã miền núi duy nhất của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Địa bàn xã Diễn Lâm khá rộng với tổng diện tích đất là 3369,15 ha có 14870 nhân khẩu, gồm 25 xóm, phân bố rải rác khắp xã do đó các bạn học sinh đa số là phải đi học rất xa có bạn đi học phải đạp xe tới 5 – 6 km mới đến được trường học, hơn nữa bố mẹ các bạn phần đa là phải đi làm ăn xa có người thì đi buôn bán ở nước Lào, có người thì đi nam làm ăn buôn bán hoặc đi làm công ty kiếm tiền nuôi các con nên nhiều bạn phải ở nhà với ông bà đã già thậm chí có những gia đình chỉ có mấy chị em, anh em ở nhà với nhau đây cũng chính là nguyên nhân mà một số bạn học sinh không được sự quan tâm chăm sóc đúng cách của gia đình bố mẹ, thường khi bố mẹ đi làm ăn xa để lại cho ông bà hoặc con cái ít tiền để ăn uống chi tiêu ở nhà rồi cứ thế hàng tháng bố mẹ lại cứ gửi tiền về. Với điều kiện nhà xa trường bố mẹ lại ở xa nên bữa ăn sáng của các bạn thường không được chuẩn bị chu đáo ở nhà, mà các bạn thường đưa tiền đi ăn sáng ớ các quán vỉa hè hay mua trên đường đi học, bên lề đường, nhiều bạn ăn quà vặt mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó vẫn có một số phụ huynh ở nhà chăm con nhưng theo xu thế xã hội thì các con vẫn thích ăn ở ngoài hơn nên bố mẹ cũng chiều. Vấn đề đáng lo ngại nhất là những hàng bánh mì ba tê với xúc xích, ruốc bông, thịt bò khô nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc. Người bán hàng vặt ở các quán xá cũng đủ loại kẹo bánh rẻ tiền không nhãn mác, không có hạn sử dụng... Theo thống kê của nhà trường qua các đợt kiểm tra sức khỏe của y tế nhà trường thì nhiều bạn học sinh cân nặng và chiều cao chưa đủ so với độ tuổi đặc biệt là Em Trần Quang Thành ở lớp 7A cân nặng mới đạt 22 kg với chiều cao 1,2m. Tình trạng học sinh đang học bỗng nhiên mệt mỏi và ngất xỉu trong lớp học khá nhiều. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang rình rập đe dọa các bạn học sinh, không biết rồi mai sau chúng ta sẽ mắc phải những căn bệnh như thế nào, một câu hỏi thật sự làm mọi người lo lắng. Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang là quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Hiện nay do cơ chế thị trường, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nên thị trường thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Hàng quán mọc lên như nấm, nhu cầu tiêu thụ của con người rất cao. Để có những hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bạn học sinh Trường THCS Diễn Lâm nói riêng cũng như toàn xã hội thì chúng Em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình huống an toàn thực phẩm cho các bạn học sinh Trường THCS Diễn Lâm.

Bài thi kiến thức liên môn

Bài thi kiến thức liên môn

 21:04 02/03/2016

Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem nếu chung quanh chúng ta không được bao phủ bởi một màu xanh trong lành mà thay vào đó là những màu xám xịt của khói bụi, màu đen của sự ô nhiễm thì liệu chúng ta có thể sống nổi không? Chúng ta có được vui chơi, học tập thỏa thích? Chúng ta có được ngắm nhìn những thứ đẹp đẽ không...? Đương nhiên bất cứ ai cũng có cùng một câu trả lời: Không! Không bao giờ! Chúng ta ước muốn Trái Đất này được bao phủ bởi một màu xanh của sự bình yên, của cuộc sống khỏe mạnh đúng không? Vậy để có được điều ấy thì mỗi học sinh, mỗi con người cần phải chung tay, góp sức xây dựng một thế giới như mong đợi. Sớm nhận thức được điều này, Bác Hồ đã động viên toàn dân trong vấn đề trông cây xanh qua câu nói: “ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay68
  • Tháng hiện tại9,791
  • Tổng lượt truy cập872,733
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây