20:34 20/09/2017
1. Đặc điểm tình hình. a. Tình hình chung Chi bộ có 25 đảng viên lãnh đạo đơn vị trường học có 47 CBGVCNV với trên 600 học sinh. b. Thuận lợi Hầu hết các đồng chí đảng viên trong chi bộ có năng lực công tác, trình đồ chuyên môn giỏi, đều có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng. Trường là đơn vị có truyền thống đoàn kết, có phong trào thi đua mạnh mẽ trên mọi mặt hoạt động. Đặc biệt nhà trường được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, sự quan tâm chăm sóc của chính quyền, của các tổ chức chính trị xã hội trong xã. c. Khó khăn Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng còn tiểm ẩn không ít khó khăn: - Chi bộ lãnh đạo tập thể sư phạm, có nhiều CBNV ở xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, dôi dư đội ngũ GV bậc THCS trong huyện cao, cơ cấu đội ngũ bất hợp lý,một số năng lực nghiệp vụ còn yếu, ý thức phấn đấu nghề nghiệp chưa cao. Học sinh thuộc vùng khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo nhiều. Chất lượng không đồng đều. Cơ sở vật chất nhà trường vẫn chưa cải thiện được nhiều, trong khi đó nguồn kinh phí lại hạn hẹp. - Nhiều bố mẹ HS đi làm ăn xa, việc học tập của con em phó mặc cho nhà trường. 2. Nhiệm vụ Từ những thuận lợi, khó khăn trên tập trung phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau: + Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục;chú trọng giáo dục đạo đức,lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh. + Nâng cao năng lực của đội ngũ CBGVNV, nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. + Củng cố các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh ngoan giỏi.
09:59 31/05/2017
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2016 – 2017 PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016- 2017 Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của phòng GD&ĐT Diễn Châu, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Ban thường vụ Đảng ủy xã Diễn Lâm; Sự phối hợp của ban ngành đoàn thể cấp xã; Sự nỗ lực phấn đấu của CBGVNV và học sinh trường THCS Diễn Lâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 trên tất cả các mặt giáo dục toàn diện. I. Đặc điểm tình hình 1. Quy mô trường lớp: - Số lớp 19: K6: 5; K7: 5; K8: 4; K9:5 - Số học sinh: Số học sinh đầu năm học: 654 Số học sinh cuối năm học: 650; Bỏ học 4 em (0,61%) trong đó khối 7 có 2 em, khối 8 có 2 em. - Học sinh hộ nghèo: 39; Học sinh hộ cận nghèo: 44. 2. Đội ngũ Tổng số CBCC, VC, NV: 48 (biên chế 45, hợp đồng trường 3) Trong đó: Ban Hiệu vu: 2; Giáo viên: 40; Tổ Văn phòng: 5; Bảo vệ: 1 Về trình độ đào tạo: Đại học: 44; Cao đẳng: 1( Không tính hợp đồng trường) Chi bộ có 26 Đảng viên ( Trong đó nữ: 7). Giáo viên: Cơ bản đảm bảo cơ cấu, số lượng thực hiện nhiệm vụ năm học 3. Cơ sở vật chất Trường có 20 phòng học, 2 phòng thực hành, 12 phòng chức năng; thiết bị, đồ dùng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. 4. Thuận lợi; khó khăn a. Thuận lợi Được sự quan tâm, lãnh đạo địa phương và của các bậc cha mẹ học sinh hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản hoàn thiện, cảnh quan đẹp đảm bảo cho công tác dạy và học trong nhà trường. Cảnh quan đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường nhiệt tình trong công tác, có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác, khiêm tốn học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có hướng phấn đấu học tập để đạt chuẩn và trên chuẩn. Lãnh đạo, hội đồng sư phạm nhà trường thực sự là một khối đoàn kết nhất trí cao, sẵn sàng khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. b. Khó khăn Chất lượng đồ dùng, thiết bị dạy học được cấp đã lâu nên hỏng nhiều. Đội ngũ giáo viên ở xa nhiều, khu ký túc ẩm thấp, chật chội. Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em còn phó mặc cho nhà trường. II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. 1. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Ban chỉ đạo các cuộc vận động đã xây dựng kế hoạch, phát động triển khai cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,.... gắn với các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, các đợt thi đua chào mừng các sự kiện, các ngày lễ lớn trong năm học. Tổ chức cho CBNV- GV ký cam kết thực hiện nghiêm túc cuộc vận động, đăng kýviệc làm đổi mới, thiết thực và hiệu quả trong công tác của mình. Nhà trường có tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện của CB-GV vào các đợt thi đua. Lồng ghép nội dung cuộc vận động vào giảng dạy một số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề, văn hóa văn nghệ, trò chơi dan gian, tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học,... trong trường học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục truyền thống, lí tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, giá trị sống, quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường cho học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh tới trường. Nhà trường tu tạo cảnh quan, xây dựng quy tắc ứng xử sư phạm lành mạnh, thân thiện. 2. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục. - Thực hiện kế hoạch của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, trường đã tiến hành phân công cụ thể cho từng giáo viên phụ trách, phối kết hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội tham gia vào công tác phổ cập giáo dục, tiến hành điều tra, thống kê, tổng hợp và nhập vào phần mềm vi tính. - Kết quả: - Tỷ lệ TNTH năm qua vào lớp 6: 180/180 đạt 100%. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cơ sở: 158/159 tỷ lệ: 99,37%. Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp THCS tỷ lệ 90,36%. Tại thời điểm tháng 10/2016 xã Diễn Lâm đạt tiêu chuẩn PCGD THCS. 3. Chất lượng giáo dục, các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trường tiếp tục triển khai đổi mới PPDH, đổi mới hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn nhằm trao đổi kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức hội thảo rèn kĩ năng sống cho học sinh, phát hiện kịp thời những học sinh có dấu hiệu bỏ học, tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Trường chỉ đạo thực hiện dạy đủ các môn học, các tiết học theo quy định, đúng phân phối chương trình. Thực hiên tốt quy chế chuyên môn, chương trình, thời khoá biểu và biên chế năm học. Thực hiện các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục( giáo dục bảo vệ môi trường, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, HĐGD ngoài giờ lên lớp, HĐGD tập thể, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp) đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục. - Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh: Xếp loại tốt: 456/650 đạt 70,15%; Xếp loại khá: 173/650 đạt 26,62%. Xếp loại trung bình: 16/650 đạt 2,46%; Không có học sinh yếu kém về đạo đức. - Chất lượng văn hoá học sinh: Xếp loại giỏi: 111/650 đạt 17,08%; Xếp loại khá: 277/650 đạt 42,62%; Xếp loại trung bình: 234/650 đạt 36%; xếp loại yếu: 25/650 đạt 3,58%. - Tốt nghiệp THCS: 158/159 tỷ lệ 99,37% trong đó giỏi: 25/159 tỷ lệ 15,72; khá: 79/159, tỷ lệ: 40,9%; trung bình: 54/159, tỷ lệ: 39,96%. - Kỳ thi KSCL cuối năm ở khối 9 xếp thứ 6/ 33 trường, vượt năm trước 11 bậc. Chất lượng mũi nhọn. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường rất quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và có các chế độ động viên, hỗ trợ kinh phí kịp thời. Giáo viên và học sinh thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiêm túc đúng quy định của nhà trường. Trong năm học vừa qua trường đã cử đội tuyển học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi các cấp. Kết quả HSG lớp 9 cấp huyện 30 em, tỷ lệ 18,2% xếp thứ 13/34 vượt năm trước 4 bậc; học sinh khá giỏi khối 6,7,8: 73/495 em, tỷ lệ: 14,7% xếp thứ 10/34 trường vượt năm trước 12 bậc; HSG IOE: 40 em; HSG Toán qua mạng: 41 em; HSG Lý qua mạng: 35 em; HSG Liên môn: 2 em. Chất lượng thi nghề phổ thông. Học sinh lớp 9 dự thi nghề 158/159; số học sinh đậu: 158. Trong đó loại giỏi 157/158, tỷ lệ: 99,37%; khá: 1/159. Dạy học tự chọn. - 100% học sinh được học chủ đề tự chọn, đưa hoạt động dạy môn tự chọn vào nền nếp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục địa phương. - 100% học sinh đựơc học giáo dục địa phương theo hướng dẫn của sở GD&ĐT cũng như việc dạy chương trình lồng ghép. 4. Tổ chức hoạt động NGLL, giáo dục thể chất, văn nghệ, y tế học đường và các hoạt động xã hội. 100% Giáo viên, học sinh được học giáo dục pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, đến nay không có CBCC, học sinh vi phạm pháp luật. 100% học sinh được tổ chức học giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng lớp tự quản, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động tập thể các hình thức học đa dạng Phát động các phong trào thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, các cuộc vận động, các cuộc thi do các cấp, các ngành tổ chức phát động, các chuyên đề, hội thảo, thăm quan ngoại khoá, hội thi. Tổ chức phát động tháng an toàn giao thông, tháng hành động vì trẻ em, tăng cường công tác quản lý học sinh, tăng cường chỉ đạo phòng chống đuối nước tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện an toàn giao thông, kí cam kết phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV-AIDS, phát động tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, các đợt nghỉ lễ, tết đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vui vẻ. Trường đã tổ chức và thực hiện kế hoạch mua thẻ BHYT trên 90% (Đạt chỉ tiêu giao) 100% Giáo viên, học sinh được học giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đường. Kết hợp với hội phụ nữ xã tổ chức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, phòng chống HIV/AIDS cho học sinh và khám sức khoẻ cho toàn bộ học sinh và có sổ theo dõi sức khoẻ. Tổ chức thực hiện các biện pháp y tế dự phòng, triển khai các biện pháp phòng dịch cho học sinh, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn trong trường học. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất. 5. Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý Nhà trường đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng và đề án của chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo cả ba mặt: Đánh giá sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trong quá trình tổ chức và thực hiện. Tích cực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho giáo viên theo quyết định số 16/2008/QĐ-BGDDT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục, phấn đấu “mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương về tự học sáng tạo”. Tiếp tục thực hiện và xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng việc triển khai đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư và công văn hướng dẫn của BGD&ĐT, chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch cán bộ quản lý theo quy trình chặt chẽ, đúng văn bản hướng dẫn. Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học, ngoại ngữ, bố trí giáo viên Tiếng Anh học bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giao đoạn 2008-2020”. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tự học, theo học các chuyên đề, học đại học để nâng chuẩn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cử giáo viên tham gia tập huấn các lớp học bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng ứng dụng tin học vào quản lý và giảng dạy do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. Tổ chức tốt việc tập huấn tại trường: Triển khai các nội dung đã tập huấn đến 100% giáo viên Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận và sử dụng các phần mềm về quản lý trường học, các tiện ích phục vụ công tác quản lý và dạy học. Chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện nền nếp hồ sơ, quy chế chuyên môn. Xây dựng kế hoạch, tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, thực hiện SHCM 2 buổi trên tháng ở tất cả các môn trong trường hoặc cụm chuyên môn ( trực tiếp và qua mạng). Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm: đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề, viết SKKN, xây dựng quỹ đề và sử dụng ngân hàng đề. Tăng cường dự giờ thăm lớp, quam tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thông qua các cuộc hội thảo từ cấp trường trở lên. Tiếp tục triển khai quy định đánh giá về giờ dạy của giáo viên. Tổ chức hội thảo, nghiệm thu các chuyên đề theo theo kế hoạch đã đăng ký của giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học, theo học các chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 97,5%. Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Xếp loại xuất sắc: 23/40, tỷ lệ: 57,5%; Loại Khá: 17/40, tỷ lệ/: 42,5%; Kết quả chuẩn hiệu trưởng: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng xếp loại xuất sắc, tỷ lệ 100%. Có 1 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Thi giáo viên giỏi cấp trường 15 giáo viên tham gia trong đó có 15 giáo viên đậu đạt tỷ lệ 100%. Có 6 giáo viên đạt GVDG cấp huyện chu kỳ 2015 – 2017. 6. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học Chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trong các hoạt động kiểm tra, tuyển sinh, xét tốt nghiệp Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, chú trọng xây dựng ngân hàng đề, nguồn học liệu mở, đảm bảo đánh giá đúng và phân loại được học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và các văn bản hướng dẫn của Phòng GD về công tác chuyên môn. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm: đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề, viết SKKN: 3SK được hội đồng khoa học ngành GD&ĐT Diễn Châu xếp bậc 3..... ..........
09:49 19/09/2016
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, PHỤ TRÁCH CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ CÁN BỘ CỐT CÁN BỘ CỐT CÁN TRONG NĂM HỌC 2016- 2017 1. Thầy Hoàng Xuân Hải : Hiệu trưởng - Tổ chức bộ máy nhà trường - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện năm học. - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn; phân công công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên - Chỉ đạo công tác tư tưởng, chính trị, công tác đối ngoại, tài vụ, thanh tra; công tác Đảng. - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh : Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch lãnh đạo, thực hiện công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất trường học; quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trường học. 2. Thầy Nguyễn Đình Thận: Phó Hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp trọng học sinh. - Chỉ đạo công tác hoàn chỉnh hồ sơ xét tuyển vào lớp 6, xét Tôt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục - Chỉ đạo công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. - Cùng Hiệu trưởng trực và quản lý mọi hoạt động của nhà trường trong từng tuần học 3. Trần Văn Hưng: Chủ tịch Công đoàn trường, tổ phó tổ khoa học tự nhiên. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường; Tổ phó tổ tự nhiên, công tác an ninh, trật tự an toàn trong trường. Trực thoe dõi hoạt động của nhà trường khi hiệu vụ đi công tác. Cốt cán môn Toán. 4. Hà Nam Trung: Tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động tổ Khoa học tự nhiên; Công tác CNTT, quản lý Website nhà trường; Giúp Hiệu trưởng thực hiện phần mềm quản lý nhà trường. 5. Đặng Thị Lương: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ Khoa học xã hội. 6. Lê Văn Ly: Bí thư Đoàn thanh niên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên; Phó trưởng ban hoạt động GDNGLL; Phụ trách giáo dục thể chất. 7. Đoàn Hùng Phúc: Phụ trách công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; Cốt cán chuyên môn Địa Lý. 8. Ngô Đình Thúy: Tổ phó tổ Khoa học xã hội. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của tổ; Cốt cán môn Văn; Công tác thông tin truyền thông. 9. Phạm Văn Lâm: Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ; Phụ trách công tác hướng nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu khoa học; Cốt cán môn Sinh học. 10. Nguyễn Đức Lộc: Thư ký Hội đồng nhà trường. 11. Lê Huy Giáp: Tổ phó tổ Khoa học xã hội Cùng tổ trưởng lãnh đạo,chỉ đạo các hoạt động của tổ; Trưởng ban thanh tra nhân dân. 12. Trần Thị Lan: Tổ trưởng tổ Văn Phòng. Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ văn phòng; Phụ trách thư viện; quỹ nhà trường. 13. Trần Văn Bình: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; Thành viên của các ban hoạt động GDNGLL; Ban lao động, vệ sinh trường lớp( trực tiếp phụ trách khâu xử lý rác thải trong nhà trường)