Mã Thị Hoa - tác giả SKKN "Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9"

SKKN TRƯỜNG THCS DIỄN LÂM-1

 09:49 11/04/2019

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS từ lâu đã là môn học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, thiết thực đối với học sinh. Nhưng dạy học như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê môn học cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm từ các nhà quản lí giáo dục đến giáo viên cùng toàn xã hội. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, song một thực tế ở môn Ngữ văn hiện nay trong nhà trường THCS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phân môn tập làm văn được xem là khó vì thực chất kĩ năng làm bài của HS rất hạn chế. Khi viết bài theo yêu cầu đa số HS rất lúng túng không biết phải viết cái gì và viết như thế nào.Chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào 6 kiểu bài, bao gồm: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, hành chính công vụ.Kiểu bài nào cũng cần phải rèn luyện cho HS kĩ năng viết bài, nghĩa là kĩ năng tạo lập văn bản. Trong sáu kiểu bài đó thì kiểu bài nghị luận là kiểu bài mà HS gặp nhiều khó khăn khi tạo lập một văn bản đảm bảo thuyết phục được người đọc(người nghe).Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. Có hai kiểu bài nghị luận, đó là nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong những năm gần đây kiểu bài nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi thuộc môn Ngữ văn lớp 9 từ kì thi khảo sát chất lượng cuối năm, thi tuyển sinh vào lớp 10, thi học sinh giỏi các cấp đều có hai phần, cụ thể là phần đọc-hiểu và phần làm văn. Trong đó phần làm văn tập trung vào hai kiểu bài nghị luận đó là nghị luận xã hội và nghị luận văn học chiếm khoảng từ 70% đến 80% số điểm của toàn bài thi. Văn nghị luận xã hội đặc biệt được chú trọng, kiểu bài này yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội theo yêu cầu. Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Bởi vì học sinh vốn đã ngại viết văn và thường phụ thuộc tài liệu, làm bài thì còn sao chép nhiều , kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Là một giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, theo sát công cuộc đổi mới của ngành. Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần phải chia sẻ những kinh nghiệm rèn luyện cho HS viết văn nghị luận xã hội đạt kết quả cao để bạn bè đồng nghiệp có thể vận dụng trong dạy học kiểu bài nghị luận xã hội ở môn Ngữ văn lớp 9. Với sự trăn trở tìm tòi trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội vào việc dạy-học các tiết học thuộc kiểu bài văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng trong chương trình Ngữ văn 9. Bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm mà mình đã áp dụng thực sự đem lại hiệu quả và được đồng nghiệp ủng hộ, đánh giá cao.Từ đó tôi đã cố gắng học hỏi thêm và hoàn thành thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm và mạnh dạn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9. Qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn giúp các em nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này để nâng cao chất lượng bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 và còn rèn cho các em tự tin thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trước những vấn đề phong phú của xã hội.

Cô giáo trẻ viết thư dặn học trò sống tử tế và thiện lương

Cô giáo trẻ viết thư dặn học trò sống tử tế và thiện lương

 05:31 13/08/2018

"Thân gửi các trò! Vậy là một năm học mới lại sắp bắt đầu, cô biết sẽ có nhiều điều bỡ ngỡ và khó khăn với những cô cậu học trò đầu cấp của cô. Từ việc làm quen với trường mới, lớp mới, bạn mới, cô giáo mới và đặc biệt là phương pháp học tập mới, đến những nội quy trường học... Nhưng các bạn trò nhỏ của cô ơi! Những vị khách trên chuyến đò thứ 4 trong sự nghiệp giáo dục của cô ơi! Cô có một vài điều tâm sự cùng các con, mong các con hãy cùng cô đi thật vui vẻ và hạnh phúc ở chặng đường mới này! Các trò yêu quý! Cô sẽ dành hết sự tâm huyết, khả năng cùng những gì cô tích lũy ở những chuyến đò trước để đưa các con khám phá những miền đất mang tên hạnh phúc. Cô sẽ cùng các con đi đến những vùng đất của sự tử tế và thiện lương. Hãy cùng cô đi chuyến hành trình ấy từ những việc nhỏ nhất nhé: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Kê lại bàn ghế ngay ngắn và để rác đúng nơi quy định (điều ấy sẽ giúp các cô lao công rất nhiều đấy). Xếp hàng lên nhà ăn để tránh bị "tắc đường" con nhé, ăn phải hết suất cơm của mình tránh lãng phí (khi bỏ suất cơm, con hãy nghĩ đến những bạn cùng trang lứa mong một bữa cơm trắng). Khi có thể hãy giúp đỡ những người bên cạnh con. Bởi khi làm được việc tốt, tâm trạng chúng ta sẽ rất hân hoan. Hãy cố gắng tăng thêm những hiểu biết xã hội bằng cách dành dù chỉ 30 phút mỗi ngày để đọc những cuốn sách (những điều mà trên lớp các thầy cô không thể dạy hết cho các con được). Khi mắc lỗi hãy khoan tìm lý do biện minh mà hãy nghiêm túc xem xét lại chính bản thân (cô muốn chúng ta cùng nhau xóa bỏ văn hóa đổ lỗi, xây dựng văn hóa đối mặt và vượt qua khó khăn). Học tập với tinh thần tự giác đừng vì sợ bị ai đó phạt, ai đó kỉ luật mà ngồi vào bàn học. Hãy ngồi vào bàn học vì sợ bị bỏ lỡ những điều thú vị mà những trang sách sẽ mang lại cho các con. Hãy nghĩ Toán học là những người bạn hài hước và vui tính vì sự biến hóa của những con số. Văn học là những câu chuyện tha thiết về tình đời, tình người. Ngoại ngữ là một kênh truyền hình tuyệt vời đưa con đến những vùng đất với những nền văn hóa khác nhau. Vật lý và Hóa học như những người bạn mới sẽ mang đến những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống của chúng ta. Sinh học sẽ như một người bạn thiên nhiên giúp con yêu và trân trọng sự sống và đôi khi sẽ như một vị "bác sĩ" giúp các con hiểu bản chất của những sự thay đổi của vạn vật và của chính cơ thể mỗi chúng ta. Lịch sử giống như một phi thuyền thời gian đưa chúng ta quay ngược lại quá khứ để chứng kiến những giây phút sống động và chân thật nhất những gì đã diễn ra. Địa lý như một tấm bản đồ lớn chỉ dẫn cho các con những vùng đất tươi xinh cùng đặc trưng kinh tế xã hội ở nơi mà con có thể sẽ có cơ hội được đặt chân đến. Còn Thể dục, Âm nhạc và Mỹ thuật, nếu không thể trở thành vận động viên thì hãy là một công dân với cơ thể khỏe mạnh. Nếu không thể trở thành một nghệ sĩ thì hãy để âm nhạc và hội họa làm các con trở nên tinh tế và thiết tha với cuộc đời này hơn".

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay455
  • Tháng hiện tại6,702
  • Tổng lượt truy cập869,644
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây