22:29 19/10/2019
KHOẢNG THỜI GIAN MONG ĐỢI Với chủ đề năm học 2019- 2020 “Giữ vững kỷ cương, nền nếp trường, lớp học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo và HS; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất giáo dục”. Trường THCS Diễn Lâm đã triển khai thực hiện tốt 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp đã đề ra, trong đó công tác GD thể chất, hoạt động thể thao trường học cho HS được quan tâm đặc biệt. Một trong những điểm nhấn trong hoạt động thể thao trường học mà nhà trường nhận thấy phù hợp và hiệu quả là thể dục buổi sáng và giữa giờ cho học sinh bằng hoạt động múa dân vũ. Điều đó được minh chứng bằng những kết quả cụ thể như: Nhà trường đều tổ chức cho học sinh tập thể dục buổi sáng thường xuyên hằng ngày trước các tiết học buổi sáng (4 buổi/tuần), các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi trên nền nhạc. Việc tập thể dục giữa giờ được thực hiện vào sau giờ ra chơi tiết 2 với với các hình thức phong phú như: Tập với trống, với nhạc, đan xen các bài dân vũ... Việc tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ được cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và các em HS đón nhận một cách tích cực và phấn khởi. Phải nói rằng đây là cách làm sáng tạo, hiệu quả trong nhà trường THCS. Thay mặt Lãnh đạo trường, tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của BCH Nữ công (Bùi Thị Tứ, Đặng Thị Chín), sự chung tay góp sức của các cô giáo Đậu Thị Nhung, Đào Thị Chung, Mã Thị Hoa và tất cả các giáo viên trong toàn trường. Mong rằng, rồi đây chúng ta sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi và bổ ích hơn nữa, đông đảo giáo viên và học sinh tham gia, hưởng ứng hơn nữa.
23:24 22/02/2017
Diễn Lâm là một xã miền núi duy nhất của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Địa bàn xã Diễn Lâm khá rộng với tổng diện tích đất là 3369,15 ha có 14870 nhân khẩu, gồm 25 xóm, phân bố rải rác khắp xã do đó các bạn học sinh đa số là phải đi học rất xa có bạn đi học phải đạp xe tới 5 – 6 km mới đến được trường học, hơn nữa bố mẹ các bạn phần đa là phải đi làm ăn xa có người thì đi buôn bán ở nước Lào, có người thì đi nam làm ăn buôn bán hoặc đi làm công ty kiếm tiền nuôi các con nên nhiều bạn phải ở nhà với ông bà đã già thậm chí có những gia đình chỉ có mấy chị em, anh em ở nhà với nhau đây cũng chính là nguyên nhân mà một số bạn học sinh không được sự quan tâm chăm sóc đúng cách của gia đình bố mẹ, thường khi bố mẹ đi làm ăn xa để lại cho ông bà hoặc con cái ít tiền để ăn uống chi tiêu ở nhà rồi cứ thế hàng tháng bố mẹ lại cứ gửi tiền về. Với điều kiện nhà xa trường bố mẹ lại ở xa nên bữa ăn sáng của các bạn thường không được chuẩn bị chu đáo ở nhà, mà các bạn thường đưa tiền đi ăn sáng ớ các quán vỉa hè hay mua trên đường đi học, bên lề đường, nhiều bạn ăn quà vặt mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó vẫn có một số phụ huynh ở nhà chăm con nhưng theo xu thế xã hội thì các con vẫn thích ăn ở ngoài hơn nên bố mẹ cũng chiều. Vấn đề đáng lo ngại nhất là những hàng bánh mì ba tê với xúc xích, ruốc bông, thịt bò khô nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc. Người bán hàng vặt ở các quán xá cũng đủ loại kẹo bánh rẻ tiền không nhãn mác, không có hạn sử dụng... Theo thống kê của nhà trường qua các đợt kiểm tra sức khỏe của y tế nhà trường thì nhiều bạn học sinh cân nặng và chiều cao chưa đủ so với độ tuổi đặc biệt là Em Trần Quang Thành ở lớp 7A cân nặng mới đạt 22 kg với chiều cao 1,2m. Tình trạng học sinh đang học bỗng nhiên mệt mỏi và ngất xỉu trong lớp học khá nhiều. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang rình rập đe dọa các bạn học sinh, không biết rồi mai sau chúng ta sẽ mắc phải những căn bệnh như thế nào, một câu hỏi thật sự làm mọi người lo lắng. Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang là quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Hiện nay do cơ chế thị trường, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nên thị trường thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Hàng quán mọc lên như nấm, nhu cầu tiêu thụ của con người rất cao. Để có những hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bạn học sinh Trường THCS Diễn Lâm nói riêng cũng như toàn xã hội thì chúng Em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình huống an toàn thực phẩm cho các bạn học sinh Trường THCS Diễn Lâm.
09:49 19/09/2016
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, PHỤ TRÁCH CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ CÁN BỘ CỐT CÁN BỘ CỐT CÁN TRONG NĂM HỌC 2016- 2017 1. Thầy Hoàng Xuân Hải : Hiệu trưởng - Tổ chức bộ máy nhà trường - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện năm học. - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn; phân công công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên - Chỉ đạo công tác tư tưởng, chính trị, công tác đối ngoại, tài vụ, thanh tra; công tác Đảng. - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh : Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch lãnh đạo, thực hiện công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất trường học; quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trường học. 2. Thầy Nguyễn Đình Thận: Phó Hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp trọng học sinh. - Chỉ đạo công tác hoàn chỉnh hồ sơ xét tuyển vào lớp 6, xét Tôt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục - Chỉ đạo công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. - Cùng Hiệu trưởng trực và quản lý mọi hoạt động của nhà trường trong từng tuần học 3. Trần Văn Hưng: Chủ tịch Công đoàn trường, tổ phó tổ khoa học tự nhiên. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường; Tổ phó tổ tự nhiên, công tác an ninh, trật tự an toàn trong trường. Trực thoe dõi hoạt động của nhà trường khi hiệu vụ đi công tác. Cốt cán môn Toán. 4. Hà Nam Trung: Tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động tổ Khoa học tự nhiên; Công tác CNTT, quản lý Website nhà trường; Giúp Hiệu trưởng thực hiện phần mềm quản lý nhà trường. 5. Đặng Thị Lương: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ Khoa học xã hội. 6. Lê Văn Ly: Bí thư Đoàn thanh niên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên; Phó trưởng ban hoạt động GDNGLL; Phụ trách giáo dục thể chất. 7. Đoàn Hùng Phúc: Phụ trách công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; Cốt cán chuyên môn Địa Lý. 8. Ngô Đình Thúy: Tổ phó tổ Khoa học xã hội. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của tổ; Cốt cán môn Văn; Công tác thông tin truyền thông. 9. Phạm Văn Lâm: Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ; Phụ trách công tác hướng nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu khoa học; Cốt cán môn Sinh học. 10. Nguyễn Đức Lộc: Thư ký Hội đồng nhà trường. 11. Lê Huy Giáp: Tổ phó tổ Khoa học xã hội Cùng tổ trưởng lãnh đạo,chỉ đạo các hoạt động của tổ; Trưởng ban thanh tra nhân dân. 12. Trần Thị Lan: Tổ trưởng tổ Văn Phòng. Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ văn phòng; Phụ trách thư viện; quỹ nhà trường. 13. Trần Văn Bình: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; Thành viên của các ban hoạt động GDNGLL; Ban lao động, vệ sinh trường lớp( trực tiếp phụ trách khâu xử lý rác thải trong nhà trường)
22:04 05/09/2016
Trường THCS Diễn Lâm được thành lập từ năm học 1992 - 1993, do chia tách từ trường Phổ thông cơ sở. Trường được xây dựng trên địa bàn thuộc xóm 1 Bắc Lâm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Diễn Lâm được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT Diễn Châu, của các cấp ủy Đảng, chính quyền với sự nỗ lực hết mình của tập thể CBGV NV, công tác giáo dục của nhà trường luôn có những bước phát triển vững chắc. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và giữ vững, đạt trung bình từ 95 % trở lên; tỷ lệ tốt nghiệp THCS ổn định, đạt từ 95-98,2%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập đạt từ 70-81,4%. Nhiều năm nhà trường có số HSG cấp huyện nằm trong tốp đầu của huyện, 18 năm liên tục (1998-2016) có HSG văn hóa cấp tỉnh với 48 em. Đội ngũ CBGVNV nhà trường trẻ, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, luôn có ý thức phấn đấu trở thành CBGVNV giỏi, đến nay có 58 lượt GV đạt GVDG cấp huyện, 8 giáo viên đã từng dự thi và đạt GVDG cấp tỉnh, 1 cán bộ thư viện đạt giỏi cấp huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện bổ sung theo hướng hiện đại, cảnh quan môi trường luôn xanh-sạch-đẹp. Ngày 31/7/2009 trường THCS Diễn Lâm được UBND Tỉnh Nghệ An ra quyết định số 3663/QĐ.UBND.VX công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Trong nhiều năm học liên tục trường đạt tập thể lao động tiên tiến, năm 2011-2012 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc. Trường THCS Diễn Lâm có cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-PGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và đúng theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Trường có khuôn viên rộng rãi đảm bảo đủ diện tích theo quy định; các khối công trình bố trí khoa học, phù hợp, đầy đủ và đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu cho mọi hoạt động giáo dục. Hàng năm nhà trường thực hiện đúng và dầy đủ các chương trình, kế hoạch giảng dạy, các HĐGDNGLL, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề giáo dục địa phương, phong trào thi đua dạy học trong nhà trường được thực hiện sôi nổi. Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được duy trì thường xuyên, nghiêm túc theo sự chỉ đạo của ngành. Mọi CBGVNV đều có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường được nâng dần qua từng năm học, chất lượng học sinh giỏi tiếp tục được khẳng định là tốp đầu của huyện. Không chủ quan, thỏa mãn với các thành tích đã đạt được, trường THCS Diễn Lâm cần phải tiếp tục phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu của xã hội, của địa phương trong giai đoạn mới. Năm học 2015 - 2016 song song với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra, đánh giá; Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tăng cường CSVC phục vụ dạy học, công tác kiểm định chất lượng được chú trọng, nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và đã tiến hành nghiêm túc, triệt để tự đánh giá theo thông tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn 8987/BGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 V/v Hướng dẫn công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/1/2013 V/v Xác định yêu cầu và gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. Để tiến hành công tác tự đánh giá được thuận lợi và hiệu quả. Hội đồng của nhà trường đã xác định rõ nguồn lực CSVC, nguồn tài chính cần huy động để từ đó xác định kế hoạch tự đánh giá sát thực, phân công một cách cụ thể khoa học. Nhà trường đã tiến hành công tác tự đánh giá từ tháng 9/2015 và hoàn thành vào cuối tháng 12/2015. Trong suốt thời gian thực hiện, lãnh đạo nhà trường đã huy động toàn thể đội ngũ CBGVNV, tranh thủ sự hỗ trợ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Diễn Lâm, Ban đại diện cha mẹ học sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Sau thời gian làm việc nghiêm túc và đầy trách nhiệm của Hội đồng nhà trường, công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản hoàn thành. Thể hiện tính trung thực trong báo cáo nhà trường đã thu thập thông qua 188 mã minh chứng cho 108 chỉ số của 36 tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. Báo cáo được trình bày lần lượt từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí được mô tả rõ ràng, cụ thể hiện trạng của nhà trường đạt được và những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng giúp nhà trường có cơ sở thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.