Định hướng phát triển

                                                          Định hướng phát triển   (download tại đây)

 
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
   Mục lục 1
   Danh mục các chữ viết tắt 3
   Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG 6
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 14
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3. 14
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. 14
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. 14
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác. 16
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường. 18
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 22
Tiêu chí 1.5: Lớp học. 25
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản. 27
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên. 30
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục. 32
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. 34
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. 36
Kết luận về Tiêu chuẩn 1. 38
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. 39
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 40
Tiêu chí 2.2:Đối với giáo viên. 41
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên. 45
Tiêu chí 2.4:Đối với học sinh. 46
Kết luận về Tiêu chuẩn 2. 49
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. 50
Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập. 51
Tiêu chí 3.2:Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập. 52
Tiêu chí 3.3:Khối hành chính - quản trị. 55
Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước. 56
Tiêu chí 3.5:Thiết bị. 58
Tiêu chí 3.6:Thư viện. 61
Kết luận về Tiêu chuẩn 3. 63
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội 64
Tiêu chí 4.1:Ban đại diện cha mẹ học sinh. 64
Tiêu chí 4.2:Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường. 68
Kết luận về Tiêu chuẩn 4. 71
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. 72
Tiêu chí 5.1:Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. 73
Tiêu chí 5.2:Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn,học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. 75
Tiêu chí 5.3:Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định. 78
Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. 80
Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. 82
Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục. 85
Kết luận về Tiêu chuẩn 5. 89
PHẦN II. KẾT LUẬN CHUNG 90

 

 
 
 
 
 
 

 

 
 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 
TT VIẾT TẮT CHÚ THÍCH
1 BGH Ban giám hiệu
2 CB,GV,NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
3 CMHS Cha mẹ học sinh
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 CSVC Cơ sở vật chất
6 GDCD Giáo dục công dân
7 GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo
8 GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
9 GV Giáo viên
10 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
11 HS Học sinh
12 PCGD Phổ cập giáo dục
13 TDTT Thể dục thể thao
14 TĐG Tự đánh giá
15 THCS Trung học cơ sở
16 TNCS Thanh niên cộng sản
17 TNTP Thiếu niên tiền phong
18 UBND Ủy ban nhân dân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Kết quả đánh giátiêu chí Mức 1, 2 và 3
Tiêu chuẩn, tiêu chí Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1        
Tiêu chí 1.1   X X X
Tiêu chí 1.2   X X X
Tiêu chí 1.3   X X X
Tiêu chí 1.4   X X X
Tiêu chí 1.5   X X X
Tiêu chí 1.6   X X X
Tiêu chí 1.7   X X X
Tiêu chí 1.8   X X X
Tiêu chí 1.9   X X X
Tiêu chí 1.10   X X X
Tiêu chuẩn 2        
Tiêu chí 2.1   X X X
Tiêu chí 2.2   X X X
Tiêu chí 2.3   X X X
Tiêu chí 2.4   X X X
Tiêu chuẩn 3        
Tiêu chí 3.1   X X X
Tiêu chí 3.2   X X X
Tiêu chí 3.3   X X X
Tiêu chí 3.4   X X X
Tiêu chí 3.5   X X X
Tiêu chí 3.6   X X X
Tiêu chuẩn 4        
Tiêu chí 4.1   X X X
Tiêu chí 4.2   X X X
Tiêu chuẩn 5        
Tiêu chí 5.1   X X X
Tiêu chí 5.2   X X X
Tiêu chí 5.3   X X X
Tiêu chí 5.4   X X X
Tiêu chí 5.5   X X X
Tiêu chí 5.6   X X X
 
Kết quả: Đạt mức 3.
2. Kết luận: Trường đạt Mức 3.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẦN I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường THCS Diễn Lâm
Tên trước đây: Trường phổ thông cơ sở Diễn Lâm
Cơ quan chủ quản: Phòng GD&ĐT Diễn Châu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Nghệ An   Họ và tên
hiệu trưởng
Nguyễn Quang Vinh
Huyện/quận/thị xã/thành phố Diễn Châu   Điện thoại trường 0238.626.419
Xã/phường/thị trấn Diễn Lâm   Fax  
Đạt chuẩn quốc gia 2009   Website http:/thcsdienlam.
dienchau.edu.vn
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) 1962   Số điểm trường 01
Công lập: X   Loại hình khác  
Tư thục     Thuộc vùng khó khăn x
Trường chuyên biệt     Thuộc vùng đặc biệt khó khăn  
Trường liên kết với nước ngoài        
1. Số lớp học
Số lớp học Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
Khối lớp 6       4 4
Khối lớp 7       5 4
Khối lớp 8       5 4
Khối lớp 9       4 4
Cộng       18 16
2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường
STT Số liệu Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
Ghi chú
I Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập 23 23 23 23 23  
1 Phòng học       18 14  
a Phòng kiên cố 23 23 23 23 23  
b Phòng bán kiên cố 04 04 04 0 0  
c Phòng tạm 0 0 0 0 0  
2 Phòng học bộ môn 02 03 03 03 04  
a Phòng kiên cố 02 03 03 03 04  
b Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0  
c Phòng tạm 0 0 0 0 0  
3 Khối phục vụ học tập 04 04 04 04 04  
a Phòng kiên cố 04 04 04 04 04  
b Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0  
c Phòng tạm 0 0 0 0 0  
II Khối phòng hành chính - quản trị 05 05 05 06 07  
1 Phòng kiên cố 04 04 04 04 07  
2 Phòng bán kiên cố 01 01 01 02 0  
3 Phòng tạm 0 0 0 0 0  
III  Thư viện 01 01 01 01 01  
IV Các công trình, khối phòng chức năng khác 06 06 06 06 06  
  Cộng            
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a) Số liệu tại thời điểm đánh giá
  Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 0 0 0 0 1  
Phó hiệu trưởng 1 0 0 0 0 1  
Giáo viên 34 15 0 0 1 33  
Nhân viên 2 2 0 0   2  
Cộng 38 17 0 0 1 37  
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
TT Số liệu Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
1 Tổng số giáo viên       40 34
2 Tỉ lệ giáo viên/lớp       2.17 2.1
3 Tổng số GV dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên       30 30
4 Tổng số GV dạy giỏi cấp tỉnh trở lên 4 4 4 5 5
5 Các số liệu khác (nếu có) 0 0 0 0 0
4. Học sinh
a) Số liệu chung
TT Số liệu Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
Ghi chú
1 Tổng số học sinh       645 638  
Nữ       290 291  
Dân tộc       1 0  
Khối lớp 6       132 170  
Khối lớp 7       148 131  
Khối lớp 8       132 144  
Khối lớp 9       122 131  
2 Tổng số tuyển mới       132 170  
3 Học 2 buổi/ngày       0 0  
4 Bán trú       0 0  
5 Nội trú 0 0 0 0 0  
6 Bình quân số HS/lớp         38.4  
7 Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng tuổi         93.92%  
- Nữ            
- Dân tộc            
8 Tổng số HSG cấp huyện/tỉnh            
9 Tổng số HSG cấp Quốc gia            
10 Tổng số HS thuộc đối tượng chính sách            
- Nữ            
- Dân tộc 0 0 1 1 0  
11 Tổng số HS có hoàn cảnh đặc biệt 04 0 0 0 01  
12 Các số liệu khác
(nếu có)
0 0 0 0 0  
b) Kết quả giáo dục
 
Số liệu Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Năm học
2017 - 2018
Năm học
2018 - 2019
Ghi chú
Tỉ lệ HS xếp loại giỏi 6.09% 6.52% 5.77% 6.55% 5.21%  
Tỉ lệ HS xếp loại khá 37.50% 43.91% 41.98% 48.50% 40.10%  
Tỉ lệ HS xếp loại TB 54.94% 49.23% 52.07% 44.76% 50.00%  
Tỉ lệ HS xếp loại yếu, kém 0.48% 0.34% 0.18% 0.19% 4.69%  
Tỉ lệ HS xếp loại HK tốt 80.13% 82.68% 74.77% 85.58% 81.42%  
Tỉ lệ HS xếp loại HK khá 17.31% 15.61% 22.16% 13.67% 18.40%  
Tỉ lệ HS xếp loại HK trung bình 2.24% 1.72% 2.16% 0.56% 0.17%  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường
Diễn Lâm là xã nằm ở Tây Bắc của huyện Diễn Châu,là một trong những xã thuộc diện khó khăn.Diễn Lâm là vùng đặc trưng về vị trí, địa hình của huyện Diễn Châu, xã duy nhất có địa hình là rừng núi và đồng bằng. Toàn xã có 25 xóm, có một bộ phận nhân dân theo đạo Thiên chúa (xóm 8). Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ. Trong những năm gần đây, xã Diễn Lâm đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội. Cùng với quá trình phát triển đó, lĩnh vực giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, cấp tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia.
Trường THCS Diễn Lâm tiền thân là trường Phổ thông cơ sở Diễn Lâm được thành lập năm 1962. Đến năm 1982, hợp lại với trường tiểu học thành trường cấp I-II Diễn Lâm. Năm 1990, hệ thống trường THCS thành lập trên cả nước. Địa bàn của trường từ đó đến nay thuộc địa bàn xóm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Hơn hai mươi năm sau ngày tái thành lập, được sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Diễn Lâm, sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS; với quyết tâm cao, thầy và trò trường THCS Diễn Lâm đã vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Quy mô trường lớp được giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, khang trang, phòng học, phòng chức năng có đầy đủ thiết bị, phòng bộ môn với trang thiết bị đạt chuẩn, khu vui chơi, khu luyện tập TDTT, thư viện xanh, vườn sinh học, đảm bảo việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tổng quan nhà trường được bố trí, quy hoạch một cách khoa học, ngoài khu phục vụ học tâp, nhà trường còn chú trọng sửa sang và tu bổ khuôn viên, tôn tạo cảnh quan trong và ngoài nhà trường, duy trì và giữ vững “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ghi nhận sự nỗ lực to lớn đó, ngày 31 tháng 7 năm 2009, trường THCS Diễn Lâm được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
2. Mục đích của tự đánh giá
Căn cứ Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ thực trạng giáo dục và đào tạo hiện nay của  trường THCS Diễn Lâm, đòi hỏi nhu cầu về thực chất chất lượng của học sinh, của CMHS và của toàn xã hội.
   Năm học 2018 - 2019 trường THCS Diễn Lâm đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích TĐG chất lượng giáo dục nhà trường là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện, để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, để nhà trường không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Tóm tắt quá trình tự đánh giá
Để tiến hành công tác tự đánh giá được thuận lợi và hiệu quả, Hội đồng TĐG của nhà trường đã xác định rõ nguồn nhân lực, CSVC, nguồn tài chính cần huy động để từ đó xây dựng kế hoạch TĐG sát thực, phân công một cách cụ thể, khoa học.
Xác định được hoạt động TĐG sẽ tạo ra bước chuyển biến lớn về CLGD của nhà trường vì TĐG CLGD sẽ giúp nhà trường thấy được những ưu, khuyết điểm của mình, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn đã quy định, hoạch định được phương hướng, mục tiêu và đề ra các giải pháp, từng bước phấn đấu đưa nhà trường phát triển xứng tầm với trường THCS đạt chuẩn Quốc gia và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Với mục đích nhà trường tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành, nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của nhà trường, sau đó thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường để các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn CLGD.
Nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của việc TĐG CLGD nên lãnh đạo nhà trường đã phổ biến đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác TĐG và KĐCLGD đến tận mỗi CB,GV,CNV, phụ huynh và học sinh toàn trường. Qua đó CB,GV,NV, phụ huynh và học sinh có nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc TĐG CLGD mà nhà trường đã triển khai.
Thể hiện tính trung thực trong báo cáo, nhà trường đã thu thập thông qua 204 mã minh chứng của 28 tiêu chí trong 05 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở. Đó là bằng chứng cho sự lao động miệt mài của tập thể CB, GV, NV nhà trường trong thời gian qua.
Qua quá trình rà soát các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn kết quả tự đánh giá được thể hiện cụ thể như sau:
B. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1,2 VÀ 3
         Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường 
Trường THCS Diễn Lâm được thành lập năm 1962. Năm 1990, tách khỏi trường tiểu học ,đóng tại xóm 1,Bắc Lâm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu,Tỉnh Nghệ An. Nhà trường có quy chế hoạt động, kế hoạch hoạt động hàng năm đúng chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể và sự tự giác, tích cực, sáng tạo cống hiến của các cá nhân trong nhà trường, các phong trào thi đua được thực hiện sôi nổi, mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chiến lược phát triển nhà trường được xây dựng, thực hiện và điều chỉnh hàng năm. Công tác quản lý nhà trường được thực hiện khoa học, dân chủ; sự phối hợp các tổ chức, bộ phận trong nhà trường chặt chẽ, đồng bộ, đoàn kết; tài chính, tài sản nhà trường luôn đảm bảo cho hoạt động giáo dục; công tác quản lý về hồ sơ được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, quản lý hành chính, quản lý tài sản được chú trọng và không ngừng được đổi mới; công tác an ninh trật tự được đảm bảo, tạo cho CB, GV, NV và học sinh an tâm công tác, học tập.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1
a. Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b. Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c. Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, nhiệm vụ phát triển nhà trường với yêu cầu phát triển của xã hội, năm 2016 nhà trường đã xây dựng “Chiến lược phát triển trường THCS Diễn Lâm giai đoạn 2016 - 2020”.Các mục tiêu trong chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp THCS được quy định tại Điều 27 Văn bản hợp Luật Giáo dục số 07/VBHN-VPQH), cũng như Điều lệ trường trung học.
Cơ sở để đề ra và thực hiện chiến lược phát triển nhà trường phù hợp vớinguồn lực nhà trường như: năng lực và trình độ đào tạo của lãnh đạo, của đội ngũ giáo viên; mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương theo từng giai đoạn, công tác xã hộihóa giáo dục của Hội CMHS, chính quyền, các đoàn thể và phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của nhân dân xã Diễn Lâm.
          Mục tiêu lớn nhất trong kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2016 – 2020 của trường THCS Diễn Lâm là xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia và được kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3. Đây cũng là một trong những yêu cầu để xã Diễn Lâm hoàn thiện các chi tiêu chuẩn Nông thôn mới.
Chiến lược được sự phê duyệt của Phòng GD&ĐT Diễn Châu.Chiến lược phát triển đã được thông qua kì họp của hội đồng nhân dân xã Diễn Lâm, được thông báo trên hệ thống truyền thanh xã Diễn Lâm cũng như các phiên họp toàn thể của Hội CMHS. Tuy nhiên, việc truyền tải nội dung của chiến lược chưa được rộng rãi như mong muốn.[H1-1.1-01]; [H1-1.1-02]; [H1-1.1-05]; [H1-1.1-03];[H1-1.1-07]
Mức 2
Trong quá trình thực hiện chiến lược, việc giám sát được thực hiện một cách thường xuyên. Hàng năm,nhà trường, Hội đồng trường, đã có các giải pháp cụ thể để phân công việc giám sát việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, được các cấp có thẩm quyền đánh giá qua các đợt kiểm tra. Cuối mỗi kì, năm học các tổ chức trong nhà trường dựa vào những kết quả đạt được trong năm quađối chiếu với mục tiêu các giai đoạn tương ứng của kế hoạch chiến lược để đánh giá mức độ đạt được, từ đó có những giải pháp cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu của chiến lược ở thời gian tiếp theo.Trong một số lộ trình thực hiện, kế hoạch đề ra chưa được thực hiện kịp thời.[H1-1.1-04]   
Mức 3
Căn cứ vào kết quả đã đạt được năm học trước, trên cơ sở rà soát nguồn lực thực tế cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương từng giai đoạn... Đầu mỗi năm học nhà trường đã bổ sung, điều chỉnh chiến lược xây dựng và phát triển về các mục tiêu lớn như PCGD, chất lượng văn hóa và đạo đức học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng và tu sửa, để dần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng của nhà trường.
Việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức và người lao động hằng năm. Các nội dung đã điều chỉnh trở thành mục tiêu chính thức hàng năm của kế hoạch nhà trường, công đoàn và các tổ chức khác. Các mục tiêu điều chỉnh tiếp tục được thông báo tại phiên họp gần nhất của HĐND xã Diễn Lâm, phiên họp toàn thể của Hội CMHS đầu mỗi năm và cộng đồng.[H1-1.1-03];[H1-1.1-06]
2. Điểm mạnh
         Chiến lược phát triển của nhà trường được thể hiện cụ thể bằng văn bản, bám sát thực tiễn của đơn vị, tình hình học sinh và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch chiến lược, việc giám sát được thực hiện một cách thường xuyên. Định kỳ có rà soát, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với các giai đoạn phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường và địa phương.
Kế hoạch chiến lược cũng như các nội dung điều chỉnh được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CB, GV, NV và học sinh nhà trường, Hội CMHS, cán bộ nhân dân địa phương.
Chiến lược phát triển quyết định cho sự phát triển rõ rệt về chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo.
3. Điểm yếu 
Kế hoạchchiến lược chưa được đăng tải trên website của Sở GD&ĐT  Nghệ An, Phòng GD&ĐT Diễn Châu;chưa được phổ biến đến con em Diễn Lâm sống và làm việc xa quê, cũng như các lực lượng xã hội khác quan tâm đến giáo dục địa phương.
Trong một số lộ trình thực hiện, kế hoạch đề ra chưa được thực hiện kịp thời do kinh phí còn hạn hẹp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường chú ý hơn nữa việc lên kế hoạch phổ biến nội dung và lấy ý kiến đóng góp, giám sát và rà soát bổ sung việc điều chỉnh kế hoạch chiến lược ở phạm vi rộng hơn như cuộc họp thường kỳ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và các tổ chức khác của xã Diễn Lâm.
Cần chú ý đến công tác hoạch toán tài chính cho các giai đoạn, năm học để đáp ứng kịp thời các yêu cầu về công tác xây dựng cơ sở vật chất từng giai đoạn ngắn hạn.
         Năm học 2019 - 2020, Ban lãnh đạo có biện pháp đưa nội dung tóm tắt và toàn văn chiến lược phát triển lên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh thông tin khác đến con em Diễn Lâm xa quê và các tổ chức, cá nhân khác quan tâm đến sự phát triển của giáo dục địa phương.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 3
Tiêu chí 1.2:  Hội đồng trường và các hội đồng khác
Mức 1
a. Được thành lập theo quy định;
b. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c. Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
         Nhà trường có Hội đồng trường (nhiệm kỳ 2017-2022 được kiện toàn do Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu ra quyết định gồm 11 thành viên).Các thành viên là đại diện BGH nhà trường, Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chuyên môn.
         Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Tổng phụ trách Đội TNTPHCM, tổ trưởng tổ chuyên môn, bộ phận văn phòng và một số giáo viên chủ nhiệm lớp.
         Bên cạnh đó, theo yêu cầu nhiệm vụ,hàng năm hiệu trưởng ra quyết định thành lập các hội đồng khác như:Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng tư vấnxây dựng cơ sở vật chất; Hội đồng khoa học; Hội đồng chấm thi khảo sát chất lượng, Hội đồng thi học sinh giỏi, Hội đồng thi giáo viên giỏi cấp trường; Ban tư vấn tâm lí trường học.
         Hội đồng trường thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Khoản 3, Điều 20, Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.Các hội đồng khác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định và qui chế của nhà trường. Các hội đồng khác trong nhà trường định kì rà soát, sơ kết, tổng kết và điều chỉnh các hoạt độngphù hợp với thực tế và các điều kiện phát sinh.[H3-1.2-01];[H3-1.2-02]; [H1-1.1- 04]
Mức 2
Hội đồng trường có kế hoạch theo nhiệm kì và từng năm học, có quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường;về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động khác của nhà trường.Tuy nhiên, Hội đồng trường chưa phát huy tối đa vai trò trong công tác giám sát việc sử dụng tài chính tài sản của nhà trường ở một số thời điểm.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
Các hội đồng trong nhà trường hoạt động có hiệu quả trong việc tham mưu, định hướng, giám sát, thực hiện các kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn của nhà trường. Thông qua hoạt động của các hội đồng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như đánh giá đúng thực chất của các hoạt động của nhà trường, đảm bảo công bằng trong lao động.
 Hội đồng trường và các hội đồng khác đãtham mưu về mục tiêu, giải pháp cũng như bám sát các lĩnh vực công tác được giao,động viên kịp thời giáo viên, học sinh có những đóng góp nổi bật cho nhà trường,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.Vẫn còn tồn tại là việc quyết định thành lập các hội đồng chưa được xác định ngay từ đầu mỗi năm học, dẫn đến một số thành viên chưa phát huy hết vai trò của các hội đồng trong các hoạt động.[H11-1.2-03];[H11-1.2-04];[H11-1.2-05].
2. Điểm mạnh
Các hội đồng được thành lập và hoạt động theo qui định, đúng chức năng, nhiệm vụ.Hằng năm, hằng kì có rà soát, đánh giá các hạt động và có những điều chỉnh kịp thời.
Các thành viên thuộc các hội đồnghoạt động có tinh thần trách nhiệm và hiệu quả, tham mưu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu
Hội đồng trường chưa phát huy tối đa vai trò trong công tác giám sát việc thực hiện chiến lược của nhà trường, việc sử dụng tài chính tài sản của nhà trường cũng như các kế hoạch ngắn hạn khác.
Việc quyết định thành lập các hội đồng chưa được xác định ngay từ đầu mỗi năm học, chưa phát huy hết vai trò của các hội đồng trong các hoạt động.
 Việc lưu giữ hồ sơ của một số hội đồng chưa thực sự khoa học. Công tác đánh giá hoạt động của một số hội đồng chưa kịp thời so với yêu cầu nhiệm vụ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức bộ máy và phát huy vai trò, chức năng của Hội đồng trường cũng như các hội đồng trong trường đúng quy định để xây dựng nhà trường ổn định và ngày càng phát triển.
Chú trọng hơn nữa và phân công các thành viên chịu trách nhiệm về các nội dung, thực hiện việc tổng kết đánh giá, hoàn thiện hồ sơ của các hội đồng kịp thời.
5. Tự đánh giátiêu chí: Đạt mức 2
Tiêu chí 1.3:  Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1
a. Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b. Hoạt động theo quy định;
c. Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2
a. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b. Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.
Mức 3
a. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b.Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
         Nhà trường có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn lao động huyện Diễn Châu, gồm 38 đoàn viên; tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 7 đoàn viên, thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Diễn Lâm quản lý; Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường gồm 644 đội viên sinh hoạt ở 16 Chi đội. Có Ban chỉ huy Liên đội gồm 16 thành viên do Đại hội Liên đội bầu ra đầu năm.[H3-1.3-02]
         Tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công đoàn theo Điều lệ công đoàn Việt Nam, Luật Công đoàn Việt Nam. Công đoàn đã phối hợp tốt với BGH thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Công đoàn chỉ đạo hoạt động của Ban nữ công, Ban Thanh tra nhân dân, duy trì tốt hoạt động của Công đoàn, nhằm giám sát việc thực hiện các quy định đối với người lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên, xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị. Hằng năm, công đoàn thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại và đề xuất khen thưởng đúng qui định[H13-1.3-01]; [H13-1.3-02]; [H13-1.3-03]; [H13-1.3-04] [H13-1.3-07]
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của Điều lệ Đoàn - Đội. Có kế hoạch theo năm học và các chương trình khác đầy đủ.
Các tập thể Đội và đội viên phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, họat động, vui chơi cũng như thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã nêu trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
         Định kì hằng nămChi đoàn và Liên đội đều cóđánh giá, xếp loại đoàn viên và các chi đội. Công tác báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động được thực hiện nghiêm túc.[H15-1.3-01]; [H15-1.3-02]; [H15-1.3-03];[H15-1.3-06]; [H15-1.3-07]; [H15-1.3-08]; [H15-1.3-10]
Mức 2
Nhà trường có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ xã DiễnTrung, gồm 25 đảng viên.Chi bộ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ theo đúng hướng dẫn của Đảng bộ cấp trên. Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội nhiệm kỳ, hằng năm, vào đầu năm học, Chi bộ tổ chức Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo của Chi bộ năm học qua và triển khai công tác chi bộ năm học mới. Hàng tháng, Chi ủy và Chi bộ sinh hoạt đúng định kì. Nghị quyết của chi bộ được cụ thể hóa thành Nghị quyết của Hội đồng sư phạm và chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mỗi năm, toàn thể Chi bộ tham gia sinh hoạt toàn Đảng bộ 02 kỳ vào giữa năm và cuối năm theo lịch và nội dung của Đảng ủy xã Diễn Lâm. Thực hiện tốt các cuộc vận động, đặc biệt là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Công tác kiểm điểm tập thể Chi bộ, Chi ủy và các đảng viên hàng năm được thực hiện nghiêm túc, khách quan, thẳng thắn nêu rõ những ưu điểm cũng như tồn tại của tập thể cũng như cá nhân đảng viên trong một năm, từ đó có sự điều chỉnh về công tác chuyên môn cũng như cách sống, khẳng định vị trí của Chi bộ cũng như vai trò của đảng viên trong mọi mặt công tác của nhà trường. Từ năm 2014 đến 2019 chi bộ nhà trường luôn được Đảng bộ xã Diễn Lâm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.[H12-1.3-01]; [H12-1.3-02]; [H12-1.3-03]; [H12-1.3-05]     
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã xây dựng Nghị quyết hoạt động của từng tổ chức mình nhằm tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện đúng mục tiêu giáo dục.
Công đoàn nhà trường đã thực hiện tốt 4 chức năng: chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động: tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ hài hoà ổn định. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động. Cụ thể như: Công đoàn phối hợp nhà trường phát động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các nội dung về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Động viên các đoàn viên thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, hưởng ứng quyên góp ủng hộ các cuộc vận độngquĩ tình thương, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Phối hợp với Liên đội xây dựng quĩ “Nâng bước em tới trường”, trao học bổng hàng tháng cho HS nghèo học giỏi…
Từ năm 2014 đến nay, công đoàn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của đoàn viên, đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao thường xuyên trong năm học vào các dịp lễ 20/11, 8/3, 22/12... Công đoàn nhà trường đã tổ chức được 03 chuyến tham quan, du lịch cho toàn thể đoàn viên công đoàn ở các vùng miền của đất nước.Bên cạnh đó, công đoàn đã chỉ đạo và hỗ trợ Ban thanh tra nhân dân, Ban nữ công hoàn thành tốt nhiệm vụ,phối hợp cùng chuyên môn thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. [H13-1.3-06]; [H13-1.3-08]; [H15-1.3-09];[H14-1.3-01]    
Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường cóxây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động hàng năm, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công tác chuyên môn, tất cả giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển văn hóa của nhà trường đều là đoàn viên. Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường tích cực hỗ trợ công tác Đội, tham gia quản lí nề nếp học sinh, thực hiện bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên. Năm học 2018 – 2019, phối hợp với huyện đoàn Diễn Châu xây dựngcông trình thanh niên “Hàng rào xanh” góp phần tạo cảnh quan xanh, đẹp cho nhà trường. [H15-1.3-04];[H35-1.3-01]
Liên đội TNTP Hồ Chí Minh sinh hoạt đúng qui định, thực hiện đúng, đủ các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm tháng và các dịp lễ lớn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tích cực kết hợp, hỗ trợ tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường duy trì ổn định nề nếp góp phần nâng cao chất lượng học tập. Thực hiện nghiêm túc nội dung các Chương trình công tác, cuộc thi do Huyện đoàn Diễn Châu tổ chức. Từ năm học 2014 -2015 đến năm học 2018 -2019, Liên đội TNTP Hồ Chí Minhtrường THCS Diễn Lâm đã hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện. Liên đội đã tổ chức nhiều hoạt động hết sức thiết thực, sôi nổi và ý nghĩa, tiêu biểu là việc xây dựng và chăm sóc Công trình măng non “Vườn sinh học”, “Thư viện xanh”, nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã, dọn vệ sinh bờ biển, đường đê biển thuộc địa bàn xã Diễn Lâm, mua tăm tre ủng hộ Hội người mù Diễn Châu.Hằng năm, Liên đội còn chủ động kết hợp với cơ quan chuyên môn tuyên truyền bảo vệ sức khỏe vị thành niên, phòng chống xâm hại tình dục, chống bạo lực học đường. Công trình măng non của liên đội đã tạo được nhiều giống hoa, cây cảnh để cung cấp cho các tổ chức như Đoàn xã, các trường học, chi hội phụ nữ các xóm trên địa bàn tạo các bồn hoa ven đường cũng như cảnh quan thôn xóm, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới. Tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư.[H15-1.3-05]
Mức 3
Là tổ chức quyết định sự phát triển toàn diệncủa nhà trườngtrong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Chi bộ trường THCS Diễn Lâm được Đảng bộ xã Diễn Lâm công nhận có03 năm được đánh giá “Chi bộ trong sạch vững mạnh” (các năm, 2015, 2016, 2017),  02 năm “Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” (năm 2017 và 2018).[H12-1.3-04]
Công đoàn nhà trường đã xây dựng Qui chế phối hợp với chuyên môn. Động viên, hỗ trợ, khen thưởng kịp thời các đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ đó chất lượng đội ngũ các năm qua của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Hiện nhà trường có 28 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 05 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Riêng năm học 2017-2018 nhà trường có 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; năm học 2018 - 2019 có 2 giáo viên viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Hằng năm công đoàn còn chủ động lên kế hoạch giao lưu văn nghệ thể thao với công đoàn UBND xã, các trường học trên địa bàn. Giao lưu thể thao với các xóm, đặc biệt là giao lưu bóng chuyền thường niên với giáo họ Đồng Ầm (xóm 8, Bắc Lâm), tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lương - giáo.[H13-1.3-05]  
Từ năm học 2015 - 2016 đến nay, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường đã làm tốt công tác từ thiện, tổ chức phong trào Kế hoạch nhỏ, mô hình “Giúp bạn đến trường”, kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua các hoạt động, Liên đội đã quyên góp được hàng trăm triệu đồng và nhiều hiện vật, dụng cụ học tập để tặng hàng trăm suất học bổng, quà cho học sinh học giỏi, học sinh nghèo trong toàn trường. Hoạt động này vừa có nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa góp phần làm giảm tình trạng bỏ học hàng năm.Việc làm tốt công tác từ thiện của Liên đội góp phần tạo niềm tin trong toàn thể nhân dân, có ảnh hưởng nhất định đến các trường trung học và tiểu học trên địa bàn.
Với những hoạt động ý nghĩa đó Liên đội được Hội đồng đội huyện Diễn Châu đánh giá cao về việc thực hiện các Chương trình công tác, khen tặng Liên đội xuất sắc và xuất sắc tiêu biểu cấp huyện nhiều năm. Chi đoàn nhà trường được Đoàn xã Diễn Lâm công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.[H13-1.3-09]   [H15-1.3-11]
2. Điểm mạnh
Các tổ chức trong nhà trường thành lập và hoạt động đúng qui định. Có kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ hàng năm, thường xuyên rà soát, sơ kết hàng kì, năm. Hồ sơ lưu giữ đầy đủ. Chi bộ đã làm tốt vai trò lãnh đạo nhà trường về mọi mặt, luôn là tập thể đoàn kết thống nhất, được Đảng bộ xã Diễn Lâm biểu dương khen thưởng là “Chi bộ trong sạch vững mạnh” và “Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” nhiều năm liên tục.
Hoạt động của các tổ chức đều căn cứ theo Điều lệ trường trung học và các quy định của pháp luật. Các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tham mưu, phản biện, ý kiến trong xây dựng và phát triển nhà trường.Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đồng thời thực hiện tốt chức năng giám sát và tham gia quản lý Nhà nước. Công tác Đoàn, Đội trong nhà trường cũng được đặc biệt chú trọng. Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường và Liên đội TNTP Hồ Chí Minh cónhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo niềm tin trong nhân dân.
3. Điểm yếu
Hình thức sinh hoạt đoàn thể chưa phong phú. Kinh phí dành cho hoạt động của đoàn thể còn hạn chế.
Sinh hoạt chuyên môn của chi bộ mới chỉ tập trung cho công tác chuyên môn, hình thức sinh hoạt chưa thực sự phong phú.
Sự kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường đôi lúc vẫn chưa nhuần nhuyễn dẫn đến chất lượng công việc chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2019 - 2020, Chi bộ lãnh đạo các tổ chức xây dựng quy chế phối hợp sát với thực tế hơn, như qui chế phối hợp giữa nhà trường và Công đoàn, giữa Công đoàn với Đoàn thanh niên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học đề ra.
Từ năm học 2019 – 20120 tiến hành họp giao ban giữa các đoàn thể để trao đổi công việc trong khoảng thời gian nhất định hoặc trước khi có nhiệm vụ liên quan.
Cân đối ngân sách hàng năm để hỗ trợ thêm kinh phí nhằm cải tiến hình thức và nội dung sinh hoạt của đoàn thể phong phú hơn.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
5. Tự đánh giátiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 1.4:  Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng
Mức 1
a. Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b. Tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a. Hằng năm tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3
a. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;
b. Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Theo thông tư hướng dẫn định mức biên chế ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập số 16/2017/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành ngày 12 tháng 7 năm 2017. Trường THCS Diễn Lâm  với quy mô trường hạng 2: cơ cấu đội ngũ quản lý gồm 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng, do Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu ra Quyết định. Số lượng quản lí đạt chuẩn với yêu cầu.
Trường có 02 tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Tổ khoa học tự nhiên gồm 15 giáo viên được phân công  theo các nhóm chuyên môn: Toán - Tin; Lý - Công nghệ; Sinh - Hóa - Thể dục. Tổ khoa học xã hội 19 thành viên được phân công theo các nhóm chuyên môn: Ngữ văn, Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân - Nhạc - Mỹ thuật và nhóm Ngoại ngữ. Bộ phận văn phòng gồm có các nhân viên: văn phòng, kế toán, thiết bị, thư viện, bảo vệ. Mỗi tổ đều có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó được Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và bộ phận Văn phòng.[H3-1.4-04]; [H3-1.4-05]; [H3-1.7-03]
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường và nhiệm vụ cụ thể được phân công, các tổ, nhóm, cá nhân đã tiến hành xây dựng kế hoạch năm học. Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, bộ phận văn phòngcũng như kế hoạch các cá nhân được phê duyệt, tổ chức thực hiện. Kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn và bộ phận Văn phòng khoa học, đầy đủ và có tính thực tiễn cao. Nội dung kế hoạch tổ, nhóm đảm bảo những nhiệm vụ trọng tâm, những chương trình hoạt động lớn của tổ, nhóm trong năm học và từng thời điểm nhất định.Kế hoạch của các bộ phận có phân công nhiệm vụ cũng như các chỉ tiêu phù hợp với năng lực của các thành viên.
Các tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng tiến hành sinh hoạt 2 lần/tháng; nội dung, hình thức sinh hoạt ngày càng được cải tiến và đổi mới, phát huy tối đa khả năng và sở trường của các thành viên trong tổ, nhóm. Tổ chức thực hiện đầy đủ các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm.Tuy nhiên, nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn nặng về hành chính. [H25-1.4-06]; [H21-1.4-07]; [H21-1.4-08]   
Mức 2
Hàng năm,mỗi tổ chuyên môn đều thực hiện ít nhất 01chuyên đề chuyên môn. Các chuyên đề của tổ chuyên môn bám sát các yêu cầu về đổi mới phương pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ chuyên môn đã tổ chức việc áp dụng các chuyên đề đúng kế hoạch, tạo không khí sôi nổi trong sinh hoạt, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên. Các chuyên đề chuyên môn đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.[H21-1.4- 09]
Định kì hằng năm, hằng kì các tổ chuyên môn, bộ phận Văn phòng  đều tiến hành sơ kết công tác, đúc rút kinh nghiệm, đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại, đề xuất danh hiệu, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức và cá nhân.[H21-1.4-11]
Mức 3
Trong những năm qua, hoạt động của tổ chuyên môn, bộ phận văn phòngcó đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động. Các tổ chuyên môn đã tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên, nhân viên trong tổ theo kế hoạch của trường như các chuyên đề thiết thực về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuẩn bị cho các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp; khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng - thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục...
Hằng tháng, tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục theo chức năng nhiệm vụ của tổ. Đồng thời, hai tổ chuyên môn cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ như qua sinh hoạt chuyên môn như: thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờ thăm lớp, thực tập sư phạm, thao giảng, kiểm tra nề nếp học sinh, khảo sát chất lượng, kiểm tra công tác chấm chữa bài của học sinh, công tác tự học, công tác bồi dưỡng  thường xuyên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi... Bộ phận văn phòng thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ theo Điều lệ trường trung học, thực hiện nghiêm túc việc lưu trữ hồ sơ của trường, hoàn thành tốt các nhiệm vụ cụ thể khác do Hiệu trưởng phân công. Sau mỗi học kì, các tổ có tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu kế hoạch, chỉ tiêu đề ra để điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch kế tiếp.
Thông qua việc thực hiện các chuyên đề của tổ chuyên môn, báo cáo sáng kiến củacá nhân, các giáo viên được bồi dưỡng thêm về công tác đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên.Các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường được áp dụng hiệu quả tại cơ sở và đã được các trường bạn trên địa bàn áp dụng ở các mức độ khác nhau. Việc chú trọng sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn trong những năm gần đây thực sự tạo không khí mới trong sinh hoạt chuyên môn cũng như nâng cao chất lượng của nhà trường.[H21-1.4-10]; [H21-1.4- 13]; [H22-1.4-12]; [H23-1.4-14]
2. Điểm mạnh
Các tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng của nhà trường có cơ cấu tổ chức, hoạt động đúng quy định theo Điều lệ trườngtrung học.
Kế hoạch của tổ được xây dựng đầy đủ, kịp thời, khoa học. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáoviên được thực hiện thường xuyên và đem lại hiệu quả cao.
Công tác tiếp thu, phổ biến và thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chuyên môn trong thời gian hiện tại.
3. Điểm yếu    
Mặc dù các tổ chuyên môn làm việc đúng kế hoạch, có tổ chức sinh hoạt  chuyên đề nhưng các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả chưa cao.
Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn nặng về hành chính.
Công tác đổi mới phương pháp, trao đổi chuyên môn vẫn chưa diễn ra sôi nổi, đặc biệt khó khăn cho những môn có ít người.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  Tiếp tục duy trì và phát huy cơ cấu bộ máy tổ chức và kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Từ năm học 2019 - 2020 chỉ đạo các tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, đặc biệt là các buổi hội thảo theo chuyên đề, chủ đề.
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra giám sát của tổ, đề ra biện pháp để cải tiến sinh hoạt tổ đảm bảo có chất lượng sát thực để tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng chuyên môn chủ động hơn trong việc điều hành các hoạt động hành chính cũng như các hoạt động chuyên môn.
Chú trọng hơn nữa công tác trao đổi chuyên môn, tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm trường, có giải pháp hỗ trợ cho các giáo viên số lượng ít liên hệ giáo viên có kinh nghiệm của trường bạn đến dạy thao giảng và chia sẻ kinh nghiệm.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 3
Tiêu chí 1.5: Lớp học
Mức 1
a. Có đủ các lớp của cấp học;
b. Học sinh được tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;
c. Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ. 
Mức 2
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) mỗi lớp. Sỹ số học sinh trong lớp theo quy định.
Mức 3
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) mỗi lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Trường THCS Diễn Lâm có cơ cấu lớp học từ lớp 6 đến lớp 9 gồm có 16 lớp: Khối 6,7,8,9 mỗi khối có 04 lớp;
 Mỗi lớp học đều có 01 lớp trưởng và 02 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học.Mỗi lớp đựợc chia thành 04 tổ học sinh, mỗi tổ không quá 12 học sinh.
Hằng năm, đặc biệt là đối với việc sắp xếp lớp đầu cấp, nhà trường chú trọng đến cơ cấu nam nữ, chú ý đến số lượng các học sinh ở các địa bàn sinh sống, tôn giáo, học sinh khuyết tật để phân bổ đều ở các lớp cũng như phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. [H28-1.5-01]; [H28-1.5-02]; [H28-1.5-11]    
 Lớp học của nhà trường hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.HS được tham gia tích cực vào quá trình học của mình. HS là nhân vật trung tâm và đóng vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học, được thể hiện ý kiến của bản thân. HS được khuyến khích trình bày ý kiến của mình, chú trọng hoạt động tự quản - tự học - tự đánh giá.
Mức 2, 3
Trung bình sĩ số các năm gần đây của nhà trường là 35,8 học sinh mỗi lớp, đảm bảo qui định.Nhà trường xác định công tác phân công chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng, từ đó có kế hoạch phân công chủ nhiệm để phù hợp với công tác giảng dạy, qui hoạch sử dụng  giáo viên của nhà trường. Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các lớp, đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan. Công tác sơ kết, tổng kết lớp được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, ý thức tự giác, tự rèn luyện, giữ gìn tài sản trường lớp vẫn chưa cao, hiện vẫn còn tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.[H28-1.5-03];[H10-1.5-04];[H10-1.5-08];[H28-1.5-09];[H6-1.5-05];[H28-1.5-06] ;[H28-1.5-10]; [H5-1.5-07]
2. Điểm mạnh              
Nhà trường có đầy đủ các khối lớp, biên chế và tổ chức lớp theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học. Ở mỗi lớp học, sĩ số học sinh đảm bảo theo quy định.
Việc phân bổ họcsinh, phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với thực tế nhà trường.
Lớp học của nhà trường hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.
3. Điểm yếu
Chưa xây dựng được qui chế hoạt động của lớp học để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của lớp học cũng như công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc, biên chế lớp vẫn còn chưa chú ý đến việc phân bố học sinh đanxen giữa các xóm trong địa bàn xã để tạo sự giao lưu học hỏi giữa các em.
Vẫn còn tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học cũng như mạng xã hội bên ngoài lớp học. Một số học sinh vẫn chưa có ý thức giữ gìn tài sản chung.
Một số lớp, nhất là khối đầu cấp học sinh còn lúng túng trong công tác tự quản.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2019 – 2020, tiếp tục rà soát các tiêu chí để đánh giá thi đua giữa các lớp. Có giải pháp để Liên đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng như giáo viên bộ môn quan tâm hơn nữa trong công tác tự quản của học sinh.
Liên đội TNTP Hồ Chí Minh phối hợp với chi đoàn tổ chức các hoạt động NGLL, ưu tiên rèn luyện kĩ năng tự học, tự quản của học sinh. Giáo dục học sinh về tác dụng tích cực cũng như tiêu cực của mạng xã hội.
Phối hợp với CMHS, các đoàn thể để nhắc nhở học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học, cũng như tăng cường việc hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trường, lớp.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 3
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a. Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định; 
b. Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách theo quy định tại điều 27 của Điều lệ trường trung học. Nhà trường có đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản đầy đủ theo quy định gồm luật Ngân sách nhà nước, Luật kế toán, Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Nhà trường có đầy đủ và cập nhật thông tin thường xuyên các loại hồ sơ: sổ đăng bộ; sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến; sổ theo dõi phổ cập giáo dục; sổ gọi tên và ghi điểm; sổ ghi đầu bài; học bạ học sinh; sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường; hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên; sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến; sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục; sổ quản lý tài chính; hồ sơ quản lý thư viện; hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật.[H2-1.6-01]; [H4-1.6-02]; [H9-1.6-03]; [H25-1.6-04]; [H1-1.1-04]; [H25-1.6-05]; [H10-1.5- 08]; [H10-1.6-07]; [H10-1.6-08]; [H10-1.6- 09]; [H10-1.6-10]; [H10-1.5- 04]; [H8-1.6-12]; [H4-1.6-13]; [H6-1.5-05]; [H7-1.6-14]; [H5-1.5-07]; [H34-1.6-14]; [H26-1.6-15]
Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng CSVC, nhu cầu tài chính trong năm học,nhà trường xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, lập dự trù, dự toán kinh phí, cũng như dự kiến huy động huy động các nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động giáo dục của nhà trường.Danh sách ủng hộ xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân được tổng hợp, công khai đầy đủ hàng năm.Các kế hoạch cũng như dự toán ngân sách đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt.[H16-1.6- 03]; [H16-1.6- 04] [H17-1.6-01]
Hằng năm, nhà trường thực hiện xây dựng hoặc bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, đúng qui định tài chính, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.[H17-1.6- 02]
Công tác thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước, phòng tài chính, phòng GD&ĐT Diễn Châu. Cuối mỗi năm học các bộ phận liên quan có báo cáo đầy đủ việc quản lý tài chính, tài sản. Ban Thanh tra nhân dân đại diện cho tập thể giáo viên nhà trường tham gia giám sát việc kiểm tra tài chính, kiểm kê tài sản cũng như việc thực hiện Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo năm học và được công khai đầy đủ theo kế hoạch.
Trong những năm qua, với sự tham mưu của Ban tư vấn cơ sở vật chất, các tổ chức, sự góp ý của tập thể giáo viên công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường được thực hiện đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.[H17-1.6-05]
Mức 2
Để phục vụ tốt cho công tác quản lí hành chính, tài chính, tài sản nhà trường chú trọng ứng dụng CNTT.Việc quản lí cán bộ, quản lí giáo viên nhân viên cũng như quản lí dạy học, quản lí tài chính, thiết bị đều có các phần mềm hỗ trợ như phần mềm kế toán, phần mềm thư viện. Bộ phận văn phòng đã sắp xếp và lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản đúng qui định của Luật lưu trữ. Sau mỗi năm nhà trường đều đánh giá công tác quản lý hành chính của trường và có điều chỉnh các mặt chưa đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên, một số thông tin giữa các phần phần mềm quản lí chưa đồng nhất. [H16-1.6-07]
Nhờ việc tăng cường công tác quản lí, giám sát tốt về hành chính, tài chính, tài sản nên từ năm học 2014 - 2015 đến nay, nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán các cấp.Tuy nhiên, việc quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản ở một số hạng mục, một số thời điểm chưa chặt chẽ, khấu hao và thanh lý chưa kịp thời.Công tác quản lí hành chính vẫn chưa chặt chẽ, đặc biệt là trong những năm 2014 – 2015 trở về trước. [H16-1.6-09]      
Mức 3
Căn cứ kế hoạch chiến lược cũng như kế hoạch từng năm học,kế hoạch phát triển. Căn cứ vào mục tiêu của HĐND xã Diễn Lâm cũng như tốc độ phát triển kinh tế của địa phương, nhà trườngđã có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.Ban lãnh đạo đã có dự toán sơ bộ về nhu cầu xây dựng trong các năm, cũng như mức độ khấu hao tài sản để từ đó tham mưu với chính quyền địa phương  cũng như các ban ngành liên quan về kế hoạch xây dựng cơ bản dài hạn, kế hoạch thu chi các năm để đảm bảo mục tiêu phát triển cũng như đảm bảo việc thu, chi đúng qui định.
Nhà trường xác định các nguồn lực cần huy độngbao gồm: ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa giáo dục, nguồn kinh phí từ địa phương, của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nhà trường.Bên cạnh nguồn lực vật chất, nhà trường cũng chú ý đến nguồn lực phi vật chất nhằm huy động tối đa tinh thần ủng hộ vì sự phát triển của nhà trường, cha mẹ học sinh các lớp đã tham gia lao động hàng trăm ngày công. Thông qua công việc tham gia lao động của CMHS đã tăng cường mối đoàn kết giữa nhân dân địa phương, CMHS với nhà trường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do nhu cầu xây dựng cơ bản của địa phương rất lớn nên việc hỗ trợ kinh phí cho nhà trường vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu theo lộ trình.[H16-1.6- 06];[H16-1.6-08]; [H17-1.6-11]
2. Điểm mạnh
Quản lí hồ sơ hành chính, tài chính khoa học, đúng Điều lệ và các qui định. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí có hiệu quả.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định quy định về tài chính của nhà nước, của ngành, của các cấp quản lý.
Số liệu quyết toán tài chính được quyết toán theo từng tháng, quý. Các loại hồ sơ chứng từ đầy đủ, rõ ràng; thực thi đúng nguyên tắc tài chính: công khai và dân chủ.
3. Điểm yếu
Việc quản lý tài sản ở một số hạng mục chưa vẫn chặt chẽ, vẫn còn lãng phí. Công tác kiểm kê, tính khấu hao và thanh lý một số tài sản hư hỏng chưa kịp thời. Một bộ phận học sinh vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ tài sản công.
Công tác thống kê, cập nhật tài sản vẫn chưa thực hiện thường xuyên. Một số ít loại hồ sơ lưu giữ chưa đầy đủ do quá lâu bị thất lạc.
Công tác dự kiến huy động nguồn tài chính ở mức độ dài hạn chưa phát huy hết nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc biệt là từ các nguồn của con em địa phương sống xa quê.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng 
Từ năm học 2019 - 2020, BGH chỉ đạo tổ văn phòng thực hiện đầy đủ quản lý, lưu trữ hồ sơ hành chính, quản lí tài sản khoa học hơn; thu thập, khôi phục các loại hồ sơ còn thất lạc.
Tăng cường các giải pháp giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo vệ tài sản công thông qua vai trò GVCN, tổng phụ trách đội. Làm tốt công tác bàn giao tài sản đến các lớp đẩy đủ, ký cam kết sử dụng và bảo quản tài sản hợp lý, tiết kiệm.
          Tăng cường vai trò tư vấn, giám sát của Hội đồng trường cũng như ban Tư vấn CSVC và các tổ chức trong công tác quản lí tài chính, tài sản.
Tham mưu, vận động tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục để năm 2019– 2020 và về sau, tăng nguồn thu sử dụng vào tu sửa CSVC nhà trường.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 3
Tiêu chí 1.7:Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
a. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b. Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hiệu trưởng nhà trường quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên. Thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên. Thực hiện ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ Luật cán bộ, công chức,Luật viên chức, Luật lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định của pháp luật để bổ nhiệm các chức danh như tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận và quản lí CB, GV, NV trong nhà trường.Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, nhà trường đã xây dựng  kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Đầu năm học, nhà trường cho giáo viên đăng kí modul BDTX, giáo viên tự học và báo cáo kết quả kết quả theo yêu cầu. Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên hàng năm có danh sách và kết quả BDTX hàng năm của GV được lưu trữ đầy đủ. Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường bố trí giáo viên tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề ở các cấp theo yêu cầu.[H1-1.7-01]; [H27-1.7-04]; [H27-1.7-05] [H1-1.7-02]
Căn cứ chuyên môn được đào tạo, khả năng thực tế của giáo viên, nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên đúng chuyên môn đào tạo, năng lực sở trường, công bằng về định mức lao động.Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong thời gian ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của chất lượng đội ngũ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.Nhà trường lưu giữ hồ sơ CB, GV, NV đầy đủđồng thời cập nhật dữ liệu đầy đủ trên phần mềm quản lí cán bộ (PMIS).[H20-1.7-11]; [H2-1.6-01]; [H1-1.1-04]
Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại CB, GV, NV nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai.Trường thực hiện đúng việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm, cho nghỉ và thanh toán chế độ cho người lao động đúng luật, đảm bảo mọi quyền lợi cho giáo viên và nhân viên.[H27-1.7-07]; [H27-1.7-08];[H26-1.7-09]; [H26-1.7-10]
Mức 2
Hằng năm, nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. Công tác bồi dưỡng thường xuyên được phổ biến và có mục tiêu, thời gian thực hiện cụ thể. Hàng năm, nhà trường kiểm tra, đánh giá, xếp loại CB, GV, NV nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai. Thực hiện công tác qui hoạch cán bộ.
Trong những năm qua, để quản lí các hoạt động giáo dục cũng như quản lí chất lượng giáo viên nhà trường đã tiến hành giao khoán chất lượng kể (chất lượng học sinh giỏi bộ môn cũng như chất lượng đại trà). Dựa vào kết quả năm học trước, đầu năm chuyên môn đặt chỉ tiêu cụ thể cho từng môn, lớp của giáo viên giảng dạy. Mục tiêu là phải đạt bằng hoặc hơn năm học trước. Biện pháp giao khoán đến giáo viên có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đảm bảo công bằng với sự phấn đấu của từng giáo viên.[H20-1.7-06]
Thông qua việc phân công nhiệm vụ để đảm bảo chất lượng, nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ, phân công có định hướng công việc phù hợp với năng lực của từng giáo viên ở thời điểm hiện tại cũng như những năm tiếp theo.Có biện pháp phân công để hỗ trợ lẫn nhau giữa các giáo viên, chú ý sự kết hợp giữa giảng dạy bộ môn và công tác kiêm nhiệm. Nhờ đó, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn được nâng lên theo hàng năm. Năng lực giáo viên ngày càng được khẳng định, cha mẹ học sinh nói riêng và nhân dân xã Diễn Lâm nói chung ngày càng tin tưởng nhà trường. Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác tổ chức hàng năm phải thực hiện điều hòa, luân chuyển giáo viên nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lí cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.[H3-1.7-03]; [H26-1.6-15]
2. Điểm mạnh
Quản lý cán bộ giáo viên theo đúng quy định, có hồ sơ quản lý nhân sự, hồ sơ công chức, viên chức đầy đủ.
Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong thời gian ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của chất lượng đội ngũ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Biện pháp giao khoán chất lượng giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đánh giá khách quan, đảm bảo công bằng giữa các giáo viên.
Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ và vi phạm đạo đức nhà giáo và pháp luật, vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
3. Đim yếu
Do yêu cầu của công tác tổ chức, điều hòa, luân chuyển giáo viên của cơ quan quản lí hàng năm nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lí cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
Việc phân công, phân nhiệm đối với cán bộ quản lí, nhân viên đôi khi chưa hợp lí.Chưa phát huy hết vai trò của một số giáo viên có năng lực.
Chưa làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên sâu về lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho giáo viên thuộc nguồn quy hoạch.
4. Kế hoch cải tiến chất lượng
Chú trọng công tác đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện việc điều hòa, luân chuyển phù hợp nhất.
Mạnh dạn phân công công việc cũng như giám sát, hỗ trợ tốt hơn để phát huy hết năng lực của giáo viên.
Đề xuất Đảng ủy xã Diễn Lâm và Phòng GD&ĐT Diễn Châu cử nguồn quy hoạch cán bộ quản lý tham gia học Trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước về giáo dục.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a. Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b. Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c. Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch năm học có đầy đủnhiệm vụ,chỉ tiêu, biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ và hoạt động GDNGLL. Hoạt động giáo dục trong giờ được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng bộ GD&ĐT ban hành. Nội dung,chương trình giáo dục đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. [H1-1.7-01]; [H20-1.7-11]; [H30-1.8-02]
        Các hoạt động GDNGLL cũng được nhà trường xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Nội dung kế hoạch phù hợp thực tiễn điều kiện của nhà trường, phù hợp với nội dung chương trình; sát với chủ đề, chủ điểm trong từng năm học; khá phong phú; vừa phát huy được các năng lực, năng khiếu cá nhân của học sinh; vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập chính khóa; vừa kết hợp giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh. Các hoạt động GDNGLL được thực hiện theo lịch của nhà trường, sinh hoạt tập thể theo từng chủ đề, chủ điểm trong năm học. Học sinh tham gia hoạt động GDNGLL đạt tỉ lệ gần 100%. Phương pháp tổ chức và quản lí hoạt động GDNGLL ở một số nội dung vẫn chưa được chú trọng, chưa thực sự cuốn hút học sinh.[H1-1.1-04]; [H20-1.8-03]; [H30-1.8- 04] [H7-1.6-14]
Hằng năm, chuyên môn đưa dự thảo kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cho các tổ, các tổ họp, góp ý bổ sung về chỉ tiêu, giải pháp lớn và đi đến thống nhất. Kế hoạch giáo dục được thông qua Hội nghị cán bộ công chức và người lao động. Kế hoạch được phê duyệt và ban hành trong toàn thể CB, GV, CNV. Sau mỗi năm học, nhà trường đều nghiêm túc đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục và rút ra những ưu điểm, tồn tại cũng như lấy ý kiến tập thể của giáo viên, nhân viên để đề ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.[H15-1.3-10]; [H27-1.6-16]
Mức 2
Nhà trường có đủ các biện pháp quản lý chặt chẽ việc thực hiệnkế hoạch công tác,quản lý học sinh, các hoạt động của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên với nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra hành chính chuyên môn, dự giờ. Giao cho chi đoàn thanh niên, Liên đội kết hợp kiểm tra nề nếp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập và phong cách học sinh thường xuyên.
Thông qua các hoạt động kiểm tra, BGH, tổ chuyên môn đã rà soát, đánh giá, và có những điều chỉnh kịp thời. Tồn tại phổ biến vẫn là do những ngày nghỉ lễ, nhà trường có các hoạt động đột xuất nên phải cho học sinh nghỉ, song đã được bố trí dạy bù kịp thời. Cuối mỗi học kì, năm học, phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn tổ chủ động chức hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên môn để đánh giá việc thực hiện chương trình cũng như kết quả giáo dục, từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung giải pháp cho hoạt động của thời gian tiếp theo. [H3-1.8-06]; [H20-1.8-05];[H9-1.6-03]; [H9-1.8-01] [H25-1.4-06] [H29-1.8-12] [H20-1.8-09]; [H6-1.5-05]; [H5-1.5-07] [H8-1.6-12]; [H26-1.6-15]
Nội dungdạy thêm, học thêm,bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, ôn tập các môn tuyển sinh được thực hiện đúng quy định (có đơn đăng kí với sự đồng ý, cộng tác của phụ huynh). Nhà trường đã quán triệt đến tận cán bộ, giáo viên các quyết định, thông tư về việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm năm học. Nhà trường không có giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Việc dạy học được nhà trường xây dựng kế hoạch trên cơ sở các tổ, nhóm chuyên môn, có phân phối chương trình cho từng môn học, cho các đối tượngvà được phê duyệt. Các buổi học, tiết học được nhà trường phản ánh đầy đủ qua sổ đầu bài. Để đánh giá chất lượng dạy- học hàng kỳ, nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo nghiêm túc, chất lượng trung thực, chính xác.[H29-1.8-09];  [H29-1.8-10]; [H29-1.8-11]
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý trực tiếp là phòng GD&ĐT Diễn Châu đánh giá hằng năm đều đạt hiệu quả. Công tác dạy thêm, học thêm của nhà trường đảm bảo đúng qui định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.[H16-1.6-09]; [H15-1.3-10]
2. Điểm mạnh
Thực hiện đúng, đủ các nội dung giáo dục, cả trên lớp vàGDNGLL. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Việc kiểm tra đánh giá nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường thường xuyên liên tục trong suốt năm học nên đã trở thành nền nếp tốt. Mọi thành viên trong trường đều có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương nền nếp chuyên môn.
Thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý HS trong và ngoài nhà trường theo quy định. Có đủ các loại hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ các hoạt động giáo dục dạy thêm, học thêm.
3. Đim yếu
Công tác tổ chức và quản lí hoạt động GDNGLL ở một số nội dung vẫn chưa được chú trọng, hình thức tổ chức chưa thực sự cuốn hút, ý thức tham gia của một số học sinh còn kém.
Một số giáo viên chưa thường xuyên tự kiểm tra để điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ cá nhân một cách đều đặn mà chỉ thực hiện kiểm tra khi nhà trường tổ chức kiểm tra.
4. Kế hoch cải tiến chất lượng
Quản lí chặt chẽ các hoạt động giáo dục trong và GDNGLLbằng cách phát huy vai trò của tổ chuyên môn, của ĐộiTNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra các hoạt động chuyên môn một cách chặt chẽ, kiên quyết xử lí những vi phạm quy chế chuyên môn.
Hoàn thiện hơn nữa công cụ đánh giá chất lượng giao khoán, đảm bảo đánh giá sát hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường.
Có kế hoạch tổ chức kiểm tra thường xuyên hơn việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT và các cấp có thẩm quyền.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 2
Tiêu chí 1.9Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1
a. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b. Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c. Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được triển khai kịp thời đến tận CB, GV, NV; 100% CB, GV, NV của trường chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên một cách đầy đủ, hiệu quả. Hằng năm, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức triển khai các nội dung thực hiện quy chế dân chủ được ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2015về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 149/2018/NĐ- CP07 tháng 11 năm 2018về thực hiện qui chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việcđến tận cán bộ, giáo viên.
Mọi hoạt động của nhà trường đều đảm bảo thực hiện dân chủ, được bàn bạc thống nhất và đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa công đoàn và nhà trường, Quy chế chi tiêu nội bộ qua Hội nghị cán bộ công chức và người lao độngđầu năm.Các hoạt động của nhà trường được công khai, được cụ thể hóa hằng tuần, hằng tháng, thể hiện trên lịch công tác tháng, tuần; công bố trên bảng tin, qua e-mail của CB, GV, NV, để toàn thể giáo viên, học sinh nắm rõ và thực hiện.
Thông qua hội nghị cán bộ công chức và người lao động, hội nghị sơ kết, tổng kết năm học, cuộc họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn... nhà trường đánh giá nghiêm túc những việc làm được và những việc chưa làm được, lấy ý kiến của CB, GV, NV để rút kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế một cách kịp thời. Mặc dù trong quá trình phân công công tác, đánh giá, bình xét thi đua vẫn còn những thắc mắc song nhà trường và công đoàn đã có qui trình xử lí, giải quyết thấu đáo trong phạm vithẩm quyền của nhà trường. Hằng năm, nhà trường đều có báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và được thông qua toàn trường và báo cáo lên cấp có thẩm quyền.[H14-1.9-01]; [H14-1.9-02];  [H17-1.6-02]; [H14-1.9-03]; [H14-1.9-04]
Mức 2 
Hằng năm, công đoàn thông qua hoạt động của Ban thanh tra có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở một cách toàn diện, đảm bảo công khai, minh bạch hiệu quả. Từ đó, có đề xuất cho các cá nhân, tổ chức điều chỉnh các hoạt động. Với việc thực hiện tốt qui chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục cũng như các giải pháp phối hợp khác, sự động viên của cán bộ quản lí đối với giáo viên đã tạo được sự đoàn kết trong tập thể giáo viên, học sinh, có tác dụng thúc đẩy chất lượng giáo dục. Từ năm học 2014 – 2015 đến nay nhà trường không có đơn thư khiếu nại vượt cấp.[H1-1.1-04]; [H14-1.9-05]
2. Điểm mạnh
Tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, nhất trí cao trong việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Nhà trường chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất theo quy định.
Thực hiện đúng các quy định về Quy chế dân chủ trong nhà trường; công khai đầy đủ theo TT36/2017/TT-BGDĐTngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT.
3. Điểm yếu 
Chưa kết hợp hệ thống văn bản đánh giá giáo viên của nghành với thực tế công tác tại cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên trong qui chế hoạt động của cơ quan, sát đúng với hiệu quả công việc.
Một số nội dung công khai chưa được đăng tải kịp thời, minh bạch, hiệu quả.
4. Kế hoch cải tiến chất lượng
Tiếp tục rà soát bổ sung Qui chế hoạt động cơ quan để đảm bảo thuận lợi công tác quản lí cũng như đánh giá hoạt động của cán bộ,giáo viên, nhân viên.
Nâng cao hơn nữa vai trò việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động. Tăng cường hoạt động của thanh tra nhân dân trong nhà trường.
5. Tự đánh giátiêu chí:Đạt mức 2
Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn và thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng 
Mức 1
Đầu mỗi năm học, nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo an ninh trường học. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường một cách cụ thể, mang tính khả thi. Hằng năm, Hiệu trưởng kí cam kết với địa phương, ngành, đồng thời tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh kí cam kết không chơi các trò chơi kích động bạo lực, không vi phạm các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông; phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại pháo.An ninh trật tự, an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường luôn luôn đảm bảo, không xẩy ra các hiện tượng bạo lực, tai nạn thương tích trong trường học.Tuy nhiên, trong những lúc chơi đùa, có một số học sinh bị té ngã, xây xát nhưng không lớn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.Tình trạng gây gổ, va chạm đơn lẻ thỉnh thoảng mới xảy ra, được nhà trường xử lý ngay, không để lại hậu quả xấu.
Nhà trường có hộp thư góp ý, số điện thoại của nhà trường cũng như của giáo viên chủ nhiệm (nhà trường yêu cầu giáo viên cung cấp ở cuộc họp đầu năm) và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Trong những năm học qua, trong nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Học sinh nam nữ được bình đẳng, được tham gia các hoạt động, các diễn đàn, được quan tâm động viên khen thưởng như nhau. Nhà trường đặc biệt quan tâm tới các em học sinh có hoàn cảnh không may mắn. Học sinh khuyết tật trong độ tuổi được đảm bảo quyền lợi học tập đầy đủ. Tất cả cán bộ, giáo viên gần gũi, quan tâm, chăm sóc học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Không có hiện tượng đánh nhau có tổ chức; không có hiện tượng cán bộ, giáo viên xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh.[H30-1.10-01]; [H33-1.10-02]  
Mức 2
Thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt hội đồng, tiết sinh hoạt lớp, qua sinh hoạt các câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp, nhà trường thực hiện các nội dung tuyên truyền về đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh biết và thực hiện. Liên đội tổ chức tốt hoạt động của đội Sao đỏ, để chấn chỉnh nền nếp sinh hoạt. Nhà trường cũng xây dựng nội quy bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong nhà trường.Nhà trường có đủ dụng cụ cần thiết cho công tác phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Cuối năm học, nhà trường đều có báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã tác động không nhỏ đến học sinh nhà trường. Tình trạng học sinh nhà trường dùng mạng xã hội khá phổ biến, cha mẹ học sinh chưa có giải pháp để quản lí. Nắm bắt được thực trạng đó, nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến phát ngôn của học sinh, bạo lực học đường, an ninh trật tự. Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh ý thức sử dụng mạng xã hội thường xuyên. Thông qua các hoạt động NGLL, TPT Đội tổ chức sinh hoạt chuyên đề phân tích lợi ích cũng như tác hại của mạng xã hội cho học sinh, trách nhiệm của học sinh khi sử dụng mạng xã hội. Với nhiều biện pháp chủ động của GVCN, của Liên đội và Ban đại diện CMHS nên từ năm học 2014- 2015 đến nay, không có tình tình trạng bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra với học sinh nhà trường.[H15-1.3-05]; [H30-1.10-03]
2. Điểm mạnh
Công tác an ninh trật tự của nhà trường được đảm bảo. Cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tạo điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trường học.
Thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, dịch bệnh…tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện để cha mẹ học sinh yên tâm và tin tưởng.
3. Điểm yếu
Trong các năm học vẫn còn xảy ra một vài vụ HS gây gổ đánh nhau, tranh cãi nhau gây mất đoàn kết trong hoặc ngoài nhà trường nhưng có không xẩy ra các thương tích. Một số học sinh va chạm, té ngã, xây xát trong lúc chơi đùa.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục phát huy các mặt mạnh, giáo dục các em hiểu về quyền và bổn phận của học sinh, giáo dục kỹ năng sống, bình đẳng giới và các chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội học đường, giúp các em có kĩ năng, biết cách ứng phó khi có tình huống xảy ra.
Từ năm học 2019- 2020, Đội TNTP Hồ Chí Minh cùng với các tổ chức trong nhà trường phối hợp với Ban an ninh của xã tăng cường công tác quản lý HS, ngăn chặn hiện tượng bạo lực trong và ngoài nhà trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo thêm sân chơi bổ ích cho HS nhằm giảm bớt căng thẳng, hạn chế gây gổ đánh nhau và ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập. Phổ biến các trò chơi dân gian, nhẹ nhàng, ít va chạm để phòng tránh thương tích cho học sinh.
5.Tự đánh giá tiêu chí:Đạt mức 2
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN I
Những điểm mạnh
Nhà trường có đủ cơ cấu các tổ chức, hoạt động đúng chức năng, quyền hạn. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, quản lý tài chính, tài sản, quản lý hành chính của nhà trường đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, toàn diện phù hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường theo Điều lệ trường trung học.
Nhà trường chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như mọi chỉ đạo của cấp trên.
Cơ cấu bộ máy nhà trường, lớp học các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả, chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng bằng văn bản, thể hiện được thực trạng giáo dục của nhà trường, các chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp thực hiện mang tính khả thi cao.
Các tổ chức của nhà trường hoạt động có hiệu quả, kế hoạch hoạt động có tính khả thi, công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện một cách thường xuyên, công tác đảm bảo an ninh an toàn trường học thực hiện tốt.
Những tồn tại 
Cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa hai tổ chuyên môn.
Chiến lược của nhà trường chưa được công bố rộng rãi trên website. Một số hồ sơ của nhà trường, các tổ chức chưa đẹp về hình thức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn quy hoạch cán bộ quản lý chưa tốt.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN 1
-  Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu:
+ Đạt yêu cầu mức độ 1: 10
+ Đạt yêu cầu mức độ 2: 10
+ Đạt yêu cầu mức độ 3: 10
-  Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
+ Không đạt yêu cầu mức độ 1: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 2: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 3: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Trường THCS Diễn Lâm có đội  ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, năng lực quản lí tốt, được tập thể giáo viên tín nhiệm. Giáo viên, nhân viên đạt các yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tập thể CB, GV, NV đoàn kết, vững về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên nhân viên bị kỉ luật. Học sinh của nhà trường chăm ngoan,có nhiều tiến bộ trong học tập, có kĩ năng giao tiếp đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Nhà trường có đủ số lượng, cơ cấu giáo viên dạy các môn học bắt buộc theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Số giáo viên giỏi các cấp hằng năm được phát triển cả về số lượng và chất lượng, cuối mỗi năm học giáo viên được đánh giá xếp loại theo quy định về chuẩn nghề nghệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và của pháp luật; có giáo viên làm công tác Đoàn - Đội và tổ giáo viên chủ nhiệm làm công tác tư vấn cho học sinh; học sinh đi học đúng độ tuổi và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh; nhà trường đảm bảo các quyền lợi của học sinh theo Điều lệ trường trung học.
Tiêu chí 2.1 Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1:
a. Đạt tiêu chuẩn theo quy định; 
b. Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c. Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b. Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
     Thành viên BGH của trường đều đạt chuẩn theo qui định tại thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, có số năm dạy học liên tục, lâu năm.Có phẩm chất đạo đức tốt và nắm vững đường lối, chính sách, quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước,có năng lực trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động giáo dục.Hằng năm,  đều được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên.Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng đều đã học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Đại học Vinh và Học viện quản lý giáo dục.Ngoài ra, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lý do Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức.Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho giáo viên đôi lúc chưa thật sự khoa học.
Mức 2
Tất cả thành viên BGH được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị tại trường Chính trị tỉnh Nghệ An; Hằng năm, đều tham gia học tập các chuyên đề về chính trị. Học tập và triển khai các nghị quyết các cấp đến các đảng viên, giáo viên đầy đủ.  Được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.Từ năm học 2014 – 2015 dến nay các thành viên trong BGH đều được phòng giáo dục đào tạo Diễn Châu đánh giá đạt mức tốt trở lên.[H3-2.1-01]
Mức 3
Từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 - 2018,các thành viên trong BGH nhà trường được đánh giá, xếp loại xuất sắc theo Chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT và công văn số 630/BGD&ĐT-NGCBQLGDvề việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.[H3-1.7-03]
2. Điểm mạnh
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có số năm dạy học đảm bảo đúng quy định của Điều lệ trường trung học; đều đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục; được đào tạo và bồi dưỡng về lí luận chính trị, quản lí giáo dục; có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác quản lí và điều hành công việc; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, được tập thể CB, GV, NV tín nhiệm, hàng năm được cơ quan quản lí xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3. Điểm yếu
Phân công, phân nhiệm, quản lý giáo viên, nhân viên đôi lúc chưa thật sự hợp lý, khoa học.
Tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong một số trường hợp, công việc vẫn chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, tổ chức.
Có kế hoạch phân công nhiệm vụ của cán bộ quản lí dựa trên năng lực của các thành viên, sự đồng thuận của tập thể giáo viên.
Tích cực học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nhà trường.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 2.2 Đối với giáo viên
Mức 1
a. Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
b.Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định
c. Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c. Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
b.Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Đếnnăm học 2018 - 2019trườngcó số lượng, cơ cấu giáo viên để đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. Hiện nhà trường  có 34 giáo viên, với tỷ lệ đạt 2.17 giáo viên/lớp, dư giáo viên so với định biên. Trong đó: Toán - Tin 07 GV, Tin học 01 GV, Lý 00 GV, Công nghệ 00 GV, Sinh học 02 GV, Hóa học 02 GV, Thểdục 02 GV, Ngữ văn 08 GV, Ngoại ngữ 05 GV, Địa lý 01 GV, Lịch sử 04 GV, Giáo dục công dân 01 GV, Âm nhạc 01GV, 01 giáo viên Mỹ thuật thuộc biên chế trường tiểu học Diễn Lâm được UBND huyện Diễn Châu phân nhiệm10 tiết/tuần tại trường.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đạt trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn 97.05%. Tất cả giáo viên tâm huyết, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên được phân công đều đạt trình độ chuẩn và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo. Ở một số môn thiếu giáo viên, sử dụng giáo viên cận chuyên môn giảng dạy nhưng đã qua tập huấn dạy học chéo môn do phòng GD&ĐT Diễn Châu tổ chức.Tuy nhiên, vẫn còn một số ít GV năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế.Một bộ phận giáo viên nhà ở xa nên việc tham gia các hoạt động chưa được thường xuyên, nhiệt tình.[H3-1.4-05]; [H20-1.7-11];[H1-1.7-02]
Mức 2
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp; nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
           Đội ngũ giáo viên nhà trường có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh. Hằng năm, dựa theo kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học nhà trường cũng như tổ chuyên môn, nhà trường phân công giáo viên có kiến thức về các nghề nghiệp cũng như khả năng  cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã- hội làm công tác hướng nghiệp, bước đầu đã cung cấp những hiểu biết ban đầu về hướng đi sau tốt nghiệp THCS, hiểu biết về nghề nghiệp trong tương lai. Thành công nổi bật của nhà trường là có đội ngũ giáo viên có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh. Thông qua việc tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp THCS hàng năm, giáo viên đã có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh bước đầu hình thành phương phápnghiên cứu, niềm đam mê khoa học. Kết quả, trong những năm qua học sinh nhà trường đều tham dự kì thi sáng tạo KHKT cấp huyện và đều đạt giải. Giáo viên làm công tác ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định về trình độ đào tạo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn hàng năm, có năng khiếu tổ chức hoạt động, tư vấn cho học sinh.Các giáo viên được phân công các nhiệm vụ đều phát huy tối đa khả năng, được tạo điều kiện vừa giảng dạy vừa học tập để nâng cao trình độ.
          Những thay đổi trong công tác quản lí, sự quan tâm động viên từ cán bộ quản lí, sự nỗ lực của mỗi cá nhân, từ năm học 2014 – 2015 đến nay nhà trường không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.[H26-1.7-09]; [H26-1.7-10]; [H20-1.7-06]  
Mức 3
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, nhà trường đảm bảo, số giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá và tốt đạt yêu cầu (có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt).
Công tác báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của giáo viên được nhà trường thực hiện thường xuyên thông qua việc báo cáo các chuyên đề cấp tổ, cấp trường, tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức, nhân viên và người lao động hàng năm. Đặc biệt là việc áp dụng và báo cáo về sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện đầy đủ hàng năm. Thông qua hoạt động báo cáo chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên nhà trường, năng lực chuyên môn của các giáo viên cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên trong những năm gần đây.[H27-2.2-03]; [H27-1.7-07]; [H25-2.2-04]; [H27-1.7-08]
2. Điểm mạnh
Đội ngũ giáo viên vượt tỷ lệ 1.9 GV/lớp, 100% giáo viên đạt chuẩn, số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn có tỷ lệ cao, đầy đủ giáo viên các bộ môn, đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đa số giáo viên tâm huyết, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Các giáo viên được phân công các nhiệm vụ đều được chú ý để phát huy tối đa khả năng, được tạo điều kiện vừa giảng dạy vừa học tập để nâng cao trình độ.
Trong những năm qua, giáo viên nhà trường thường xuyên cập nhật nội dung tự học và những vấn đề mới của các chuyên đề về chuyên môn. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức, động viên và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên có hướng phấn đấu và tham gia các chương trình học nâng cao trình độ trên chuẩn.
Tích cực dự giờ, thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm bản thân và giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao nghiệp vụ. Thông qua các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi tới đồng nghiệp những kinh nghiệm của bản thân.
3. Điểm yếu 
Số lượng giáo viên thừa nhưng cơ cấu chưa đồng bộ, chưa cân đối giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, vẫn còn một số giáo viên phải dạy chéo môn. Nhà trường có 100% GV trình độ đào tạo đạt từ chuẩn trở lên nhưng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế.Một bộ phận giáo viên gia đình ở xa trường nên việc tham gia các hoạt động ngoài giờ chưa được thường xuyên, nhiệt tình.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng 
Trong năm 2019-2020  và các năm học tiếp theo, phấn đấu duy trì đủ số lượng, cơ cấu giáo viên cho tất cả các môn học, ban lãnh đạo chỉ đạo các tổ chuyên môn tiếp tục phân công giảng dạy đúng bộ môn, phù hợp hơn nữa với năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
Nhà trường tập trung bồi dưỡng lực lượng giáo viên nòng cốt, đồng thời động viên khuyến khích giáo viên có kinh nghiệm tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy ở các tổ bộ môn để nâng cao năng lực chuyên môn chung cho đội ngũ.
 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
 Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, luôn hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CB, GV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1
a. Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b. Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a. Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định; 
b. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a. Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b. Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng 
Mức 1
Nhà trường luôn đảm bảo số lượng nhân viên làm công tác thư viện, kế toán, y tế học đường và nhân viên khác theoThông tư16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 Về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.Các nhân viên được phân công theo đúng chuyên môn đào tạo, hợp lí theo năng lực. Nhân viên văn phòng làm công tác soạn thảo văn bản, tài liệu, lưu trữ hố sơ, quản lí hộp thư nhà trường và các phần mềm quản lí giáo viên, nhân viên và học sinh. Nhân viên kế toán đảm bảo việc thanh toán các chế độ, chính sách, đối với CB, GV, NV và học sinh, phụ trách phần mềm quản lý nhân sự nhà trường (PMIS)...; nhân viên thiết bị phụ trách thiết bị và phòng thực hành, phòng tin học, kiêm thủ quỹ; nhân viên  thư viện quản lí thư viện trường, phòng đọc, “Thư viện xanh” và tủ sách các lớp. Hàng năm, các nhân viên nhà trường đều hoàn thành các nhiệm vụ dược giao trong các năm.[H3-2.3-01]
Mức 2
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên và cơ cấu nhân viên  đáp ứng được công việc theo quy định. Tất cả nhân viên đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; hàng năm được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và xuất sắc nhiệm vụ đồng thời  được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định của Điều lệ trường Phổ thông và quy định của nhà nước. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.[H3-2.3-02]; [H3-2.3-03] ;[H3-2.3-04] ;[H3-2.3-05]  
Mức 3
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên và cơ cấu nhân viên  đáp ứng được công việc theo quy định. Hiện tại nhà trường có 04 nhân viêncó trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm. Nhân viên kế toán có trình độ đại học kế toán, nhân viên thư viện có trình độ đại học văn thư lưu trữ, nhân viên thiết thiết bị có trình độ đại học thiết bị, nhân viên văn phòng có trình độ cao đẳng.
Hằng năm, nhân viên được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.[H26-1.7-10]
2. Điểm mạnh 
Nhân viên được bố trí phù hợp ở các vị trí công việc. Đội ngũ nhân viên thạo việc, nhiệt tình trong công việc, được đảm bảo chế độ chính sách theo quy định, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Điểm yếu
Nhân viên văn phòng đủ số lượng nhưng đảm nhận nhiều công việc khác nhau.
Bên cạnh những công việc bản thân phụ trách, khi phối kết hợp trong công tác chung vẫn chưa khoa học.
4. Kế hoạch cái tiến chất lượng
Không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ để có trình độ chuyên môn tốt hơn. Tạo mọi điều kiện để các nhân viên đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu của nhà trường.
Hiệu trưởng có kế hoạch phân công công việc khoa học hơn, chú ý đến các công tác chung, công việc đột xuất, công việc trong những ngày nghỉ của các nhân viên.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh
Mức 1
a. Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;
b. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;
c. Được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực.
Mức 3
Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Độ tuổi học sinh của nhà trường từ 11 đến 15 tuổi (lớp 6 đến lớp 9) đảm bảo quy định về tuổi đúng với Điều lệ trường trung học tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 37 Điều lệ trường phổ thông, tỉ lệ học sinh vào lớp 6 đúng độ tuổi luôn trên 94%. Hằng năm vẫn còn một số ít học sinh có độ tuổi cao hơn quy định vì trong quá trình học ở Tiểu học sức khỏe yếu, học lực yếu kém nên phải lưu ban.
Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện và thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội TNTPHồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Học sinh nhà trường được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật, được tham gia tất cả các hoạt động giáo dục khác của nhà trường: như giáo dục kỹ năng sống, lao động hướng nghiệp dạy nghề, các hoạt động tập thể (văn nghệ, thể thao, hoạt động nhân đạo...). Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định. Ngoài ra còn được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức, được giáo dục kỹ năng sống. Được miễn giảmhọc phí và bảo hiểmy tế theo ưu đãi của xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, được nhận học bổng, trợ cấp đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống. [H1-1.1-02]; [H9-1.6-03]; [H10-2.4-01]; [H5-1.5-07]; [H28-1.5-02]; [H10-1.5-08]; [H10-1.6-07][H10-1.6-08]; [H10-1.6-09]; [H10-1.6-10]
Mức 2
Ít có hiện tượng học sinh đánh nhau, học sinh không vi phạm những hành vi không được làm như: Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng, làm việc khá, hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; tham gia tệ nạn xã hội.
Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của học sinh nhà trường hàng năm luôn đạt từ 98% trở lên, học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm dần. Mặt trái cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực đến nhận thức và hành động của học sinh; một bộ phận cha mẹ phụ huynh học sinh vì điều kiện kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa nên ít có điều kiện quan tâm con cái, vẫn còn một số ít học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu về học tập và kỷ luật. Còn chây lười trong học tập, chưa có ý thức cao trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân
Trong những năm qua, nhà trường đã phối hợp tốt với Ban đại diện hội CMHS phát hiện kịp thời những biểu hiện ban đầu các hành vi học sinh không được làm, áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợpđối với các trường hợp cụ thể. Trước tình hình bạo lực học đường diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, nhà trường đã chủ động nắm bắt tình hình, quan điểm chỉ đạo. Các bộ phận như Ban tư vấn tâm lí học đường, giáo viên  tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm các lớp, đã có các các biện pháp giáo dục phù hợp để ngăn chặn kịp thời. Trong những năm qua nhà trường không có tình trạng bạo lực học đường cũng như các hành vi vi phạm khác.[H34-2.2-10]; [H15-1.3-05]; [H28-2.4-02]
Mức 3
Trong những năm qua học sinh nhà trường đã đạt nhiều  thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.Học sinh tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động của BGD&ĐT như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “An toàn giao thông”, tham gia gìn giữ cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp. Học sinh giao tiếp với thầy cô giáo, người lớn tuổi, bạn bè đúng mực, nói năng lễ phép; sống có tinh thần tách nhiệm, biết yêu thương, biết chia sẻ với bè bạn.
Cùng với sự phát triển chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng học sinh giỏi bộ môn, học sinh năng khiếu của nhà trường đã đạt nhiều thành tích. Học sinh nhà trường có học sinh giỏi ở tất cả các cấp ở trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, sáng tạo khoa học kĩ thuật, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn…Bên cạnh phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi các lĩnh vực, nhà trường đã có nhiều biện pháp huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tập góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.[H34-2.4-03]
2. Điểm mạnh
Học sinh vào lớp 6 đúng độ tuổi theo quy định chiếm tỉ lệ cao, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh, nhà trường luôn đảm bảo quyền của học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học.Không có HS vi phạm tệ nạn xã hội, vi phạm hành vi không được làm.
Đại bộ phận học sinh chăm ngoan, thực hiện tốt nội quy của nhà trường và giao tiếp có văn hoá, có kĩ năng sống tốt.
Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật, được tham gia tất cả các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
Học sinh thường xuyên nhận được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức kinh tế, của hội khuyến học, của các nhà hảo tâm và của chính giáo viên nhà trường cho quỹ tài năng dành tặng học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi.
 Các bậc cha mẹ học sinh của trường luôn quan tâm chăm lo đến phong trào giáo dục của nhà trường, phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em.
3. Điểm yếu
Vẫn còn một số ít học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu về học tập và kỷ luật, còn chây lười trong học tập, chưa có ý thức cao trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân.
Vẫn còn hiện tượng học sinh gây gổ, va chạm trong quá trình sinh hoạt, học tập, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
 Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên việc quan tâm chăm sóc con cái cũng hạn chế, gần như giao phó việc giáo dục con em cho nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng 
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là ban đại diện cha mẹ  học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường.
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá, hoạt động GDNGLL nhằm phát triển giáo dục toàn diện học sinh.Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh yếu. Cùng với gia đình, Ban đại diện CMHS tăng cường các biện pháp quản lý học sinh cá biệt và cương quyết xử lý nghiêm những học sinh vi phạm nội quy, quy định của Liên đội và nhà trường. Phát huy hơn nữa vai trò của tổ tư vấn tâm lí học đường và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tăng cường đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, phân công  những giáo viên có kinh nghiệm có năng lực và tâm huyết với nghề với học sinh, có tinh thần trách nhiệm quan tâm đến lớp, thường xuyên phối hợp với Ban đại diện CMHS, hội khuyến học và gia đình học sinh để có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lí giáo dục học sinh.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
 
 
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 2
Những điểm mạnh
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng; tỷ lệ trình độ trên chuẩn đào tạo cao; có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng nhiệm vụ quản lý và giảng dạy, gương mẫu trong công việc và tạo được uy tín trong đơn vị, nhân dân. Cán bộ, nhân viên văn phòng có ý thức và trách nhiệm cao trong công tác, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động theo quy định hiện hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao. 
Nhà trường đảm bảo tốt quyền lợi, chế độ chính sách cho CB, GV, NV và HS. Nhà trường có 16 lớp theo kế hoạch với số lượng học sinh duy trì tương đối ổn định trong khoảng từ 38 đến 45 em/lớp; Học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh. Tổ chức ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động tốt, có hiệu quả; Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức cao trong việc chấp hành nội quy, quy định của Điều lệ, của nhà trường.
Những tồn tại
Cơ cấu giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa cân đối, một số giáo viên còn phải dạy chéo môn. Một số giáo viên được đào tạo trên chuẩn nhưng chưa phát huy hết năng lực tương xứng với bằng cấp đào tạo. Việc đổi mới phương pháp, phát huy tính chủ động sáng tạo còn hạn chế;
Vẫn còn hiện tượng HS chưa tập trung cho việc học do điều kiện kinh tế, gia đình bố mẹ đi làm ăn xa không giám sát được con cái.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN 2
-  Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu
+ Đạt yêu cầu mức độ 1: 04
+ Đạt yêu cầu mức độ 2: 04
+ Đạt yêu cầu mức độ 3: 04
-  Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
+ Không đạt yêu cầu mức độ 1: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 2: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 3: 0
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, các thế hệ học sinh và các bậc phụ huynh, cho đến thời điểm này trường THCS Diễn Lâm đã hoàn thiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Nhà trường có khuôn viên rộng, đảm bảo về diện tích theo quy định. Có đầy đủ hệ thống tường bao, cổng trường, góp phần đảm bảo công tác an ninh trật tự.
Trường có đầy đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Phòng chức năng được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị. Đồ dùng dạy học đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh. Sân chơi và bãi tập rộng. Nhà xe giáo viên và nhà xe học sinh được bố trí độc lập.       
Về trang thiết bị phục vụ dạy học: Thư viện của trường đạt chuẩn quốc gia về thư viện, có đầy đủ các tủ sách và hàng năm vẫn thường xuyên được bổ sung. Hệ thống máy tính của nhà trường được bố trí tại phòng dạy tin học và các phòng làm việc, tất cả đã được hòa mạng Internet tốc độ cao, phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
Hằng năm, nhà trường thành lập Ban kiểm kê CSVC vào cuối năm để đánh giá việc sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học. Kịp thời sửa chữa khắc phục, mua sắm bổ sung để đảm bảo tốt nhất về CSVC và trang thiết bị dạy học phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động giáo dục của nhà trường một cách toàn diện.
Tiêu chí 3.1 Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập
Mức 1
a. Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
b. Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;
c. Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Mức 2
Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
 Mức 3
Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/học sinh; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi  tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thoáng đãng  để tổ chức các hoạt động giáo dục. Có Vườn sinh học, thư viện xanh cũng như sân chơi được bố trí hợp lí, khoa học.
Nhà trường có cổng trường xây kiên cố, quy mô có biển trường đảm bảo đúng quy định và có tính thẩm mĩ, tính an toàn và độ bề thế của nhà trường. Trường có hệ thống tường bao xung quanh khép kín, tất cả các khu trong trường được bố trí hợp lí, sạch sẽ.Tuy nhiên, hệ thống tường bao xung quanh do xây dựng trong những năm đầu tái thành lập, tính thẩm mĩ không cao.
Nhà trường có khu luyện tập thể dục độc lập sân chơi bài tập rộng rãi, thoáng mát độc lập với khu học tập văn hóa và hoạt động tập thể. Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, hệ thống kho để bảo quản dụng cụ thể thao chưa được phù hợp để đảm bảo bảo quản tốt nhất.[H16-3.1-02]; [H35-3.1-06]
Mức 2
Nhà trường có 02 sân chơi đủ để tổ chức các hoạt động NGLL cũng như vui chơi của học sinh rộng rãicao ráo, sạch sẽ.Sân trường được trồng nhiều cây xanh. Có lịch lao động vệ sinh hàng tuần, ngày đảm bảo trường lớp luôn sạch sẽ. Phân chia các vị trí chăm  sóc cho các lớp một cách khoa học. Cảnh quan khuôn viên được bố trí hợp lí, hài hòa tạo nên môi trường trong lành, thoáng mát.
Nhà trường luôn quan tâm giáo dục cho học sinh ý thức tự giác giữ vệ sinh trường lớp. Vườn trường được bố trí hợp lí, “Công trình Măng non” của Liên đội là “Vườn sinh học” được trồng các loại cây thuốc nam, trồng hoa, và rau xanh rất phong phú và tạo phong cảnh đẹp, có tác dụng giáo dục cao.[H16-3.1-03]; [H16-3.1-05]; [H16-1.6-08]; [H16-1.6-03]; [H16-1.6-06]  
Mức 3
Khuôn viên nhà trường là khu vực riêng biệt, diện tích 18540 , bình quân 25.04 /học sinh. Nhà trường đã có đủ văn bản về quyền sử dụng diện tích đất nói trên. Diện tích khuôn viên nhà trường vượt qui định, cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ.[H16-3.1-01]; [H16-3.1-04]
2. Điểm mạnh
Sân chơi và bãi tập đều rộng rãi thoáng mát, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi tập thể, tập luyện rèn luyện thể chất. Đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ xanh, sạch, đẹp.
Trường có khuôn viên đẹp, thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, có diện tích sử dụng phù hợp với môi trường sư phạm. Xây dựng kiến thiết quy mô trong trường, cảnh quan khuôn viên phù hợp, quy hoạch hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Xây dựng tốt ý thức bảo vệ của công ở trường học và nơi công cộng, góp phần thu hút học sinh luyện tập để có sức khoẻ tốt, thể hình cân đối, phù hợp với tuổi học sinh.
Học sinh có ý thức xây dựng bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh trường lớp.
BGHnhà trường năng động, có khả năng tham mưu tốt nên đã huy động được nhiều nguồn lực, đặc biệt là từ sự đóng góp của địa phương, CMHS và từ các thế hệ học sinh của nhà trường nhằm tăng cường cho việc tu bổ cơ sở vật chất.
3. Điểm yếu
Hệ thống tường bao xây dựng trong thời kì khó khăn, đang có hiện tượng xuống cấp ở một số đoạn, mĩ quan chưa đảm bảo.
Trường còn thiếu nhà tập đa năng phục vụ hoạt động TDTT. Thiết bị thể thao còn thiếu, chưa được bảo quản và khai thác tối ưu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
 Tích cực tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức xây dựng cơ sở vật chất, vườn cảnh và chăm sóc hệ thống cây xanh. Rèn cho học sinh ý thức tự giác bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
Tham mưu với UBND xã và phòng GD&ĐT để kiên cố hóa từng bước tường bao của nhà trường cũng như xây nhà tập đa năng phục vụ các hoạt động TDTT.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 3.2Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập
Mức 1
a. Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
b. Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;
c. Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.
Mức 2
a. Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. 
b. Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định.
Mức 3
Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Nhà trường có đủ 16 phòng học nhà 02 tầng cho 16 lớp học một ca.Trong mỗi phòng học đều có từ 12 đến 18 bộ bàn ghế, đủ chỗ ngồi cho học sinh. Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế phù hợp với thể hình của học sinh, đảm bảo theo theo đúng quy định tại thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ GD&ĐT, Bộ khoa học&Công nghệ, Bộ Y tế; bàn ghế được giữ gìn sạch đẹp thể hiện ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của học sinh cao. Tuy nhiên, một số bàn ghế đã cũ, thẩm mĩ thấp, nguy cơ xuống cấp.
Có đủ phòng học bộ môn theo quy định. Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.[H16-3.1-02]; [H16-1.6-08]
Mức 2
Hệ thống phòng học, phòng học bộ môn của nhà trường được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy địnhtại quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các dạng khuyết tật của học sinh học hòa nhập hiện tại của nhà trường.
Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định. Trường có phòng truyền thống với đầy đủ các trang thiết bị, các danh mục, kỷ vật lưu niệm truyền thống của nhà trường và địa phương, đảm bảo cho công tác giáo dục về lịch sử phát triển của nhà trường; phòng Đoàn đội với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, hoạt động của Đoàn - Đội. [H35-3.2-01]; [H16-3.2-03]
Mức 3
Hiện tại nhà trường có 16 phòng dùng làm phòng học có đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học. Các phòng đều được lắp đạt bảng chống lóa, kích thước rộng 320cm x cao120 cm, bảng được lắp đặt phù hợp với tầm nhìn của học sinh THCS. Phòng học được trang bị giá để nước uống, chậu nước sạch cho việc vệ sinh, có lắp quạt trần, quạt treo tường, bóng đèn đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát.
Nhà trường có các phòng học bộ môn: Vật Lí-Công nghệ và Hóa học -Sinh học hiện đại, rộng  từ 75 m2đến 95m2và hai phòng chuẩn bị liền kề. Phòng học bộ môn được trang bị hệ thống dẫn nước, bồn rửa, hệ thống ánh sáng, quạt mát đầy đủ, mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế thí nghiệmnước bố trí hợp lý đáp ứng yêu cầu thực hành của môn học. Nhà trường có 02 phòng máy tính dạy môn tin học với 33 máy hoạt động đã được kết nối mạng internet tốc độ cao.
Có 5 phòng học các lớp và 02 phòng tin học, phòng thực hành Hóa – Sinh và học tập cộng đồng được lắp tivi màn hình lớn, có có 06 phòng họccủa các lớp được lắp giá sách. Nhà trường có 01 phòng thư viện với 01 bộ máy tính được nối mạng, có giá đựng các loại sách, báo, tài liệu giảng dạy, có tủ hộp đựng các danh mục sách báo thuận tiện cho việc mượn và sử dụng của giáo viên và học sinh; có “Thư viện xanh” phục vụ việc đọc sách báo cho học sinh và giáo viên ở ngoài trời, đảm bảo thoáng mát.[H35-3.2-02];[H16-1.6-06]; [H16-3.1-04]
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủphòng đảm bảo công tác dạy học và các hoạt động khác; phòng học đảm bảo đủ kích thước, ánh sáng, thoáng mát,đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết; có phòng máy tính kết nối Internet phục vụ dạy học. Phòng học phù hợp đối với các dạng khuyết tật học sinh của nhà trường.Nhà trường có đủ các phòng học bộ môn với trang thiết bịtrang thiết bị, dụng cụ thực hànhkhá  hiện đại, đúng quy cách, đủ tiêu chuẩn phục vụ tốt cho dạy và học đáp ứng xu thế chuẩn hóa, hiện đại hóa.
3. Điểm yếu
Bề mặt sơn tường dãy nhà hai tầng phía bắc đã xỉn màu, một số vị trí mảng tường bị bẩn, cần được sơn lại.Hệ thống cửa sổ đã xuống cấp, bị mối mọt, kính bị vỡ một số ô, có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Hệ thống máng xối nước thường xuyên bị tắc, gây thấm dột ở một số vị trí.
Nhà trường vẫn chưa có phòng nghe Tiếng Anh đảm bảo tốt cho rèn luyện kĩ năng nghe, nói của học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng       
Phát huy hiệu quả các phòng chức năng và các thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác quản lí, hoạt động dạy và học. Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị khi cần thiết.
Tích cực giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ tài sản, trang thiết bị dạy học thông qua hoạt động GDNGLL.
Có kế hoạch để tích hợp phòng học Tin học với thư viện điện tử để học sinh và giáo viên khai thác vào giờ trống và các buổi chiều. Trang trí thêm cây cảnh và cây bóng mát cho “Thư viện xanh”.
Tiếp tục vận động xã hội hóa, mua sắm thêm trang thiết bị, tivi, máy chiếu đảm bảo 100% phòng học có tivi hoặc máy chiếu.Có kế hoạch sơn sửa dãy nhà cao tầng, thay thế bàn ghế học sinh đã cũ, tu sửa hệ thống cửa sổ.Xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
5. Tự đánh giá:Đạt mức 3
Tiêu chí 3.3Khối hành chính - quản trị
Mức 1
a. Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;
b. Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;
c. Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.
Mức 2
Khối hành chính - quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Mức 3
Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Khối phòng hành chính gồm: 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng Hội đồng kết hợp tiếp công dân; 01 phòng kế toán kiêm quản lí thiết bị; 01 phòng thường trực bảo vệ, 01 phòng nhân viên văn phòng. Khối phòng hành chính được bố trí tập trung, song diện tích hẹp, hệ thống điện chưa hiện đại, trần nhựa lâu ngày đã hư hỏng, có hiện tượng dột trong những ngày mưa, chỉ duy trì trong điều kiện tối thiểu.Trường có nhà để xe giáo viên và nhà để xe học sinh được bố trí khá hợp lý trong khuôn viên, đảm bảo an toàn, trật tự. Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.[H35-3.3-02]
Mức 2
Khối hành chính - quản trị theo quy định.Trường có 01 phòng công vụ cho giáo viên nhàxa nghỉ lại và nhà kho để bảo quản các thiết bị chưa dùng đến. Khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.Tuy nhiên, các phòng này đa số là phòng học cũ cải tạo lại, chưa được khang trang.[H16-3.1-02]
Mức 3
Khối hành chính - quản trị của nhà trường có đầy đủ các thiết bị. Các phòng làm việc của BGH, văn phòng đều được bố trí đầy đủ bàn ghế, máy tính kết nối intenet, máy in và tủ đựng hồ sơ cá nhân phụ trách cũng như văn phòng phẩm.Nhà trường có máy photocopi hoạt động ổn định. Khối hành chính- quản trị được sắp xếp khá hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường. Thuận tiện cho công tác, hội họp cũng như các sinh hoạt khác.[H16-3.1-04]; [H16-3.3-01]; [H16-1.6-08]; [H16-1.6-06]
2. Điểm mạnh
Trường có đủ số phòng phục vụ công tác dạy học, phòng hành chính quản trị với các trang thiết bị nội thất đầy đủ; có phòng y tế học đường trang bị đầy đủ các loại thuốc thiết yếu và phát huy được hiệu quả trong việc theo dõi, sơ cứu ban đầu cho học sinh và CB, GV, NV trong trường.
Trường có đầy đủ máy tính, máy chiếu, tivi, máy in, máy photocopi, phục vụ cho công tác quản lý và dạy học. Hệ thống công nghệ thông tin của trường được khai thác và hoạt động có hiệu quả.Có phòng nghỉ cho giáo viên, khách xa đến công tác nghỉ lại.
Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.
3. Điểm yếu
Khối phòng hành chính diện tích hẹp, hệ thống điện chưa hiện đại, trần nhựa lâu ngày đã hư hỏng, có hiện tượng dột, chỉ duy trì trong điều kiện tối thiểu.
Nhà nghỉ tạm cho giáo viên ở xavà nhà kho vẫn chưa được khang trang, nhà kho vẫn chưa được kiên cố.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Có kế hoạch tu sửa phòng Hội đồng và các phòng ở nhà hiệu vụ, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lí, dạy học cũng như sinh hoạt của lãnh đạo, nhân viên và giáo viên.
Có biện pháp xã hội hóa để mua sắm thêm trang thiết bị, tăng cường đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin. Tích hợp việc xây dựng thư viện điện tử với phòng học tin học để khai thác tối đa cơ sở vật chất.
Vận dụng các nguồn lực khác để xây dựng phòng nghỉ cho giáo viên, phòng ăn phục vụ các dịp sinh hoạt và tiếp khách.
5. Tự đánh giáĐạt mức 3
Tiêu chí 3.4:  Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a. Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
b. Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
c. Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a. Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b. Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Nhà trường có khu vệ sinh cho giáo viên, học sinh và được bố trí hợp lí. Các khu vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường. Khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho các dạng khuyết tật của học sinh học hòa nhập hiện tại.Tuy nhiên, chưa xây dựng đượckhu nhà vệ sinh riêng biệt của giáo viên với khu vệ sinh học sinh.
Có hệ thống cấp nước hợp vệ sinh, phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Có đủ nước sạch cho giáo viên và học sinh sử dụng.Nhà trường có nơi thu gom và phơi rác và chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.Hệ thống thoát nước tốt, hợp vệ sinh, đảm bảo cho sinh hoạt. Tuy nhiên, tính kết nối giữa hệ thống thoát nước của nhà trường với bên ngoài chưa tốt, những ngày mưa lớn vẫn còn tình trạng ngập cục bộ ở sân thể dục và vườn sinh học. Nhà trường có khu vực thu gom rác và xử lý chất thải hữu cơ đảm bảo vệ sinh môi trường. Có giải pháp liên kết để thu gom và vận chuyển tập kết rác thải vô cơ.
Nhà trường có 01 phòng y tế, có 01 tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đúng quy định, có 01 giường bệnh; các loại tranh, ảnh tuyên truyền các loại bệnh theo mùa để học sinh và giáo viên theo dõi, phòng tránh. Có sổ theo dõi các danh mục trang thiết bị y tế; sổ cấp phát thuốc cho các đối tượng. Trường phối hợp với trạm y tế xã khám, kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ trong năm học.[H16-3.4-01]  [H16-3.4-02]; [H16-3.4-03]; [H16-3.4-04]
Mức 2
Khu vệ sinh của nhà trường đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan. Vị trí đặt các khu vệ sinh sát bờ tường rào, mương thoát nước và xa khu vực phòng học, phòng làm việc, phù hợp với cảnh quan trường học, sạch sẽ an toàn và thuận tiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
           Nhà trường có khu vực thu gom và xử lí rác đảm bảo yêu cầu, hợp vệ sinh. Rác được phân loại trước khi đưa đi xử lí đúng qui định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế. Hằng ngày rác được tập trung về sân phơi, sau đó sẽ phân loại, rác hữu cơ được đốt hoặc chôn lấp, rác vô cơ sẽ được tập trung về nơi qui định của địa phương.[H16-1.6-06]; [H16-3.4-05]; [H35-3.4-07]; [H35-3.4-06]
2. Điểm mạnh 
Nhà trường có khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, bố trí phù hợp và thuận tiện.
Rác đã được hướng dẫn phân loại và xử lí đúng qui định.
Học sinh và giáo viên thực hiện tốt nội quy vệ sinh công cộng, có ý thức bảo vệ của công.
3. Điểm yếu
Giáo viên và học sinh vẫn đang phải dùng chung một khối nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh lâu ngày, đang có dấu hiệu xuống cấp.
Việc phân loại rác chưa được chưa được triệt để, dẫn đếnkhu xử lí rác thải có lúc quá tải.
Việc kết nối hệ thống thoát nước của nhà trường với hệ thống bên ngoài chưa tốt.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục vận động các nguồn đầu tư, xã hội hóa để cải tạo lại khu nhà vệ sinh cũ, xây dựng nhà vệ sinh giáo viên riêng biệt, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đề xuất với UBND xã cùng cán sự xóm 8 và các hộ dân mở rộng hơn nữa hệ thống thoát nước phía ngoài nhà trường, kết nối với hệ thống của nhà trường.
Thường xuyên bảo dưỡng các khu vệ sinh, thau rửa các bể nước đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Nâng cao ý thức tập thể cho mỗi cán bộ giáo viên và học sinh trong trường, giữ gìn bảo vệ của công.
Hướng dẫn học sinh làm tốt hơn công tác phân loại, thu gom và phân loại rác.
 
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 3.5:Thiết bị
Mức 1
a. Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường.
b. Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;
c. Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2:
a. Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b. Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c. Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3
Phòng thí nghiệm hoặc khu vực thực hành (nếu có) đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
         Mức 1
Nhà trường có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường. Hiện nhà trường có 01 máy photocopi, 6 máy tính xách tay, 05 máy in, 08 tủ đựng hồ sơ và các thiết bị văn phòng phẩm thiết yếu khác.
Nhà trường có đủ phòng học chức năng cho các bộ môn: Vật lý - Công nghệ Hoá - Sinh. Mỗi khối lớp đều có 01 bộ thiết bị dạy học (gồm 438 danh mục), chất lượng đồ dùng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Trong  những năm qua, nhà trường đã không ngừng thay thế và bổ sung bổ sung một số thiết bị dạy học để đáp ứng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.Các loại hóa chất, thiết bị thí nghiệm, thực hành có kho bảo quản riêng, đảm bảo an toàn.Tuy có đầy đủ thiết bị dạy học cho tất cả các khối lớp nhưng một số dụng cụ thí nghiệm, hóa chất sử dụng lâu ngày nên hiệu quả sử dụng kém, thiếu chính xác, chất lượng chưa đảm bảo.
Có đủ hệ thống sổ sách theo dõi việc sử dụng và mượn trả thiết bị theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT. Đồ dùng thiết bị được lưu giữ trong  kho, được đựng trong các tủ kính đặt tại các phòng bộ môn, thuận tiện cho việc sử dụng.Hệ thống thiết bị được trang bị và tự làm của nhà trường được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đầu năm học và kết thúc mỗi năm học đều thực hiện công tác kiểm kê thiết bị ở phòng bộ môn, kho thiết bị. Tiến hành sửa chữa, bổ sung các thiết bị theo yêu cầu cũng như đánh giá việc sử dụng thiết bị của giáo viên trong toàn trường, từ đó cải tiến việc quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục cho có kết quả.[H18-3.5-01]; [H16-3.1-04]; [H16-1.6-06]; [H18-3.5-05]; [H16-1.6-08]; [H18-3.5-07]       
Mức 2
Tất cả hệ thống máy tính và tivi màn hình lớn ở các lớp cũng như khu vực hành chính của nhà trường được kết nối Internet. Bao gồm 36 máy tính để bàn, 06 máy tính xách tay. Nhà trường có 1 máy photocopi, 06  máy in, 01 máy chiếu đa năng, 14Tivi màn hình lớn  phục vụ cho công tác quản lí và giảng dạy. Hằng năm, ngoài số thiết bị hiện có, nhà trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung mới, cải tiến, khắc phục được bổ sung các thiết bị dạy học cho phù hợp với thực tế giảng dạy cũng như điều kiện kinh tế của nhà trường.[H35-3.5-02]; [H18-1.6-07]; [H18-3.5-06]  
Mức 3
Các phòng bộ môn đều có kho chứa và được trang bị đầy đủ thiết bị do Bộ GD&ĐT quy định. Phòng thực hành đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài ra,từ năm học 2017 – 2018 nhà trường còn xây dựng 02 “Vườn sinh học”ở phía Tây bắc Và Đông Nam của nhà trường với kho dụng cụ đầy đủ phục vụ cho việc dạy học các môn như Sinh học, Công nghệ, Hóa học và các môn học khác cũng như đáp ứng yêu cầu trải nghiệm của học sinh.
Trong nững năm qua, hệ thống thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm của nhà trường được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.[H18-3.5-04]; [H18-3.5-03]; [H18-3.5-08]; [H16-1.6-07]
2. Điểm mạnh
Cơ bản có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phù  hợp cho các môn học. Có nhà kho bảo quản đồ dùng, gắn liền với phòng thực hành. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới công tác sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy. Hệ thống hồ sơ, sổ sách đầy đủ theo quy định.Hằng năm, nhà trường đều phát động giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học.
 Tất cả các giờ dạy trên phòng bộ môn đều có đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ giảng dạy. Giáo viên năng động, sáng tạo nên dễ tiếp cận các phương tiện hiện đại, có kế hoạch sử dụng và thường xuyên sử dụng thiết bị đồ dùng trong các giờ lên lớp thực hành.
 Các giờ học có đồ dùng do Bộ GD&ĐT cấp phát hoặc giáo viên tự làm, các thí nghiệm hoá học, lý học, sinh học trong các giờ lý thuyết, thực hành học sinh đều được thực hiện. Trên phòng học bộ môn đều có lịch xếp giờ dạy theo tiết, tên bài dạy, tên giáo viên mỗi tiết học tránh sự trùng lịch các lớp. Ngoài ra giáo viên còn tự tạo thêm đồ dùng dạy học, một số thí nghiệm ảo phục vụ cho nhu cầu bộ môn và yêu cầu tiết dạy.
Đầu và cuối năm học đều kiểm kê thiết bị đồ dùng đánh giá việc bảo quản sử dụng của từng phòng, từng bộ môn, xếp loại quản lý thiết bị từng giờ phụ trách từng bộ môn đó. Tất cả đồ dùng và thiết bị được quản lí hạch toán thông qua sổ sách.
3. Điểm yếu
Một số thiết bị đồ dùng cấp phát độ chính xác và độ bền chưa cao, dễ hỏng, dễ vỡ, hoá chất để lâu ngày bị biến màu, không chính xác.
Công tác làm và cải tiến đồ dùng chưa được hưởng ứng rộng khắp, nhiệt tình của toàn thể giáo viên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Duy trì và phát huy tác dụng của từng phòng học bộ môn. Làm tốt công tác mượn trả các thí nghiệm đồ dùng theo tiết học có sổ theo dõi của giáo viên phụ trách phòng học bộ môn.
Làm tốt công tác kiểm kê mỗi kì học, các thiết bị của bộ đồ dùng để nắm bắt số lượng cần bổ sung, sửa chữa. Làm tốt công tác quản lý thiết bị đồ dùng để sử dụng trong nhiều năm như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
Phát huy hiệu quả các trang thiết bị hiện có và vận động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học của bộ môn. Tăng cường các hoạt động bảo dưỡng, sử dụng hiệu quả số đồ dùng hiện có.
5. Tự đánh giá tiêu chí:Đạt mức 3
Tiêu chí 3.6:Thư viện
Mức 1
a. Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;
b. Hoạt động thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;
c. Hằng năm, thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.
Mức 2
Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.
Mức 3
Thư viện của nhà trường đạt thư viện trường học tiên tiến trở lên. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học
1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Thư viện rộng, có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt mát để giáo viên và học sinh đọc sách, báo. Có 2 khu thư viện xanh rộng rãi, thoáng đãng.  Có kho sách trong đó đủ hệ thống tủ đựng, giá sách báo. Đủ số lượng sách theo quy định, gồm các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách giáo viên, tạp chí và sách báo các loại với số lượng 5126 cuốn/1200 đầu sách.Có nội quy thư viện, có đủ sổ theo dõi nhập sách báo, tài liệu tham khảo hàng năm, có sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách theo quy định. Sách báo phân loại khoa học sắp xếp, gọn gàng ngăn nắp tiện cho viêc quản lý tra cứu.
Tất cả sách, ấn phẩm đều được đóng dấu thư viện và đề số liệu tên sách, tên tác giả, giúp người đọc mượn và trả một cách thuận tiện và khoa học, giúp cho người phụ trách thư viện quản lí sách được tốt hơn. Có đầy đủ sổ nhập sách, sổ mượn trả nhằm kiểm tra, quản lí sách dễ dàng, chính xác, thuận tiện. Có đầy đủ số sách theo quy định của thư viện chuẩn như danh mục sách, sổ tổng hợp theo dõi các đầu sách, sổ mượn trả và có chữ ký của người mượn sách.
Hàng năm phụ trách thư viện lập kế hoạch hoạt động thư viện, lập sổ theo dõi từng năm để quản lý tổng số sách hiện có, số sách nhập về.Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Thư viện nhà trường đã lên kế hoạch hoạt động năm học cũng như triển khai các tháng. Tổ chức đọc sách theo kế hoạch, chuyên đề. Giới thiệu sách chuyên đề, sách hay cho toàn thể học sinh.
Hằng năm, thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảovà lên kế hoạch mua sắm thêm.[H19-3.6-01];[H16-3.1-04]; [H19-3.6-02]; [H16-1.6-06]; [H19-3.6-02] [H19-3.6-03]; [H19-3.6-04]; [H19-3.6-06]  
Mức 2
Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn. Thư viện đạt 5 tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo quyết định số 01/2003/Q§-BGD&§T ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và §ào tạo và công văn số 11185/GDTH của Bộ GD&§T ngày 17/12/2004 về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.Thư viện nhà trường đáp ứng được yêu cầu về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa về cơ sơ vật chất, về nghiệp vụ và tổ chức họat động.
Thư viện có đủ tủ sách theo quy định, tủ sách tham khảo, tủ sách giáo khoa dùng chung, tủ sách nghiệp vụ, tủ sách giáo dục kỹ năng sống, tủ sách đạo đức, tủ sách Hồ Chí Minh, tủ sách pháp luật, khuyến khích HS tham gia đọc sách báo phục vụ  học tập. Mỗi năm cán bộ thư viện triển khai, phát động phong trào văn hóa đọc trong học sinh, giới thiệu các tài liệu hay để các em tích cực hơn trong đọc sách.[H19-3.6-05]  
 
Mức 3
Thư viện của nhà trường đạtthư viện trường học tiên tiến. Đủ tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số lượng bản theo danh mục do Bộ GD&ĐT hướng dẫn. Số sách hiện có của nhà trường vượt so với yêu cầu. Ngoài ra, trong năm học 2018 - 2019, nhà trường đã tiến hành xây dựng “Tủ sách lớp học’’, từ nguồn sách của “Tủ sách nhân ái” do cựu học sinh nhà trường vận động hỗ trợ. Học sinh các lớp yêu thích và quản lí tốt.
Phòng thư viện và “Thư viện xanh” rộng rãi, đáp ứng yêu cầu về chỗ ngồi cho học sinh và giáo viên. Nhà trường trang bị phòng thư viện có 1 máy tính có kết nối Internet để tra cứu. Trường có hệ thống mạng internet kết nối wifi đến tận các phòng học.Có hộp thư điện tử: thcsdientrung.dc@nghean.edu.vn,để trao đổi thông tin, bao gồm: văn bản các loại, kế hoạch công tác và các nội dung tuyên truyền về nhà trường phục vụ cho công tác quản lí, dạy học cũng như các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. [H35-3.6-06]
2. Điểm mạnh
Số lượng đầu sách, thể loại sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung hằng năm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập của CB, GV, NVvà học sinh.
Việc quản lý và hoạt động của thư viện được tổ chức khoa học, đạt hiệu quả cao trong việc phục vụ nhu cầu nghiên cứu và họctập.
Nhà trường đã tiến hành xây dựng thư viện lớp học, phục vụ tốt cho việc mượn và đọc sách của học sinh một cách thường xuyên.
3. Điểm yếu
Lượng sáchthư viện nhà trường chưa nhiều, chủng loại chưa phong phú.Chỉ mới chú trọng đến sách giáo khoa, tham khảo. Sách kĩ năng, sách khoa học, sách giải trí, tâm lí và văn học vẫn còn ít.
Công tác quảng bá, giới thiệu sách đến học sinh còn hạn chế. Chưa có biện pháp cụ thể để tạo cho học sinh thói quen, niềm đam mê đọc sách.
Chưa xây dựng được thư viện điện tử để đáp ứng được nhu cầu đọc sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với số lượng lớn cùng một lúc.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng      
Cán bộ thư viện tăng cường kiểm tra, rà soát tham mưu với BGH nhà trường, mua sắm thêm các tài liệu cần thiết, phù hợp với đặc thù của từng bộ môn.Đồng chí Tổng phụ trách đội giáo dục học sinh về vai trò của việc đọc sách, vận động các em tăng cường tham gia đọc và tham khảo sách tại phòng đọc của nhà trường.
Ưu tiên kinh phí hằng năm để bổ sung tài liệu phục vụ dạy học. Yêu cầu nhân viên thư viện học thêm để nâng cao nghiệp vụ quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện, xây dựng thư viện điện tử bằng cách khai thác phòng bộ môn Tin học tích hợp với thư viện vừa tiết kiệm vừa có được nguồn kiến thức phong phú cho học sinh và giáo viên.
Phát động giáo viên và học sinh đóng góp cho tủ sách của thư viện thêm phong phú, đa dạng. Phát động phong trào xây dựng thư viện, trường học thân thiện tới gia đình, xã hội để mọi người hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của thư viện.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 3
Những điểm mạnh
Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, đảm bảo đầy đủ về diện tích, bố trí khoa học, đảm bảo tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, tính thẩm mỹ… Có đủ phòng học cho học sinh học tập 1 ca với đầy đủ bàn ghế GV và bàn ghế học sinh, phòng chức năng có đủ số lượng và trang thiết bị cần thiết. Công tác thư viện, thiết bị hoạt động có hiệu quả; có công trình vệ sinh, nhà để xe, có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước đảm bảo. Công tác vệ sinh, thu gom rác thải đảm bảo thường xuyên và hiệu quả. Thư viện - thiết bị nhà trường đã thực hiện tốt chức năng cung cấp, quản lý, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Công tác tự kiểm tra, đáng giá hằng năm đã có chất lượng và hiệu quả rõ rệt. Đây là nền móng, là cơ sở vững chắc trong việc phát triển phong trào dạy học của nhà trường nhằm xây dựng trường ngày càng vững mạnh.
Những điểm tồn tại
CSVC của nhà trường đã bắt đầu xuống cấp, một số trang thiết bị đã xuống cấp, chất lượng và độ chính xác chưa cao. Công tác tổ chức rà soát, đánh giá, cải tiến các hoạt động trong nhà trường chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa thật cao.
Việc kết nối hệ thống thoát nước của nhà trường với hệ thống bên ngoài chưa tốt.
Với những điểm tồn tại trên, cán bộ quản lí nhà trường đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương; phối hợp với Ban đại diện CMHS, tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và các nhà hảo tâm để tạo nguồn kinh phí nhằm củng cố, xây dựng, tu bổ và trang bị thêm những dụng cụ cần thiết. Tiếp tục tham mưu để xúc tiến dự án sửa chữa, nâng cấp trường bằng nguồn vốn ngân sách.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN 3
-  Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu
+ Đạt yêu cầu mức độ 1: 06
+ Đạt yêu cầu mức độ 2: 06
+ Đạt yêu cầu mức độ 3: 06
-  Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
+ Không đạt yêu cầu mức độ 1: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 2: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 3: 0
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Trong những năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những điểm sáng của trường THCS Diễn Lâm. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ từ  phía Đảng ủy,chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS và các lực lượng xã hội khác đã từng bước xây dựng trường ngày càng phát triển hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hiệu quả của sự phối hợp đó là trường đã huy độngđược nguồn lực lớn từ vật chất đến tinh thần, đã góp phần tạo nên nhiều thành tích nổi bật trong những năm qua.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh
Mức 1
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ. 
Mức 2
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.
Mức 3
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hàng năm, Ban đại diện CMHS được thành lập theo đúng quy định. Trường THCS Diễn Lâm có số Ban đại diện CMHS lớp tương ứng với số lớp học, mỗi BĐDCMHS lớp gồm có 3 người, bao gồm: trưởng ban, 01 phó ban và 01 thành viên. Ban đại diện CMHS lớp được bầu vào cuộc họp toàn thể phụ huynh lớp vào đầu năm học.
Ban đại diện CMHS nhà trường gồm 05 thành viên, gồm trưởng ban, phó ban và 03 thành viên thường trực. Các thành viên Ban đại diện CMHS trường là các trưởng hoặc phó Ban đại diện CMHS lớp được bầu vào cuộc họp toàn thể trưởng ban và phó trưởng ban lớp vào đầu năm học. Nhà trường chú ý đến công tác tham mưu việc phân bố đại diện ở các khối lớp, khu vực địa lí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động của Ban đại diện.
Ban đại diện CMHS lớp, trường hoạt động theo đúng quy định tại Điều 9, Thông tư 55: Tổ chức được 3 cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh (riêng lớp 9 họp 4 cuộc); Cuộc họp đầu năm để tổ chức bầu Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường, triển khai nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS theo kế hoạch. Cuộc họp  cuối học kỳ 1 và cuối năm học để trao đổi với phụ huynh về công tác giáo dục học sinh và để tiếp thu các ý kiến đóng góp về công tác quản lý, giáo dục học sinh và giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh.
Hàng năm, trưởng BĐDCMHS lớp đã phối hợp với GVCN để xây dựng kế hoạch hoạt động của BĐDCMHS lớp; trưởng BĐDCMHS trường phối hợp với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của BĐDCMHS trường. Kế hoạch của BĐDCMHS được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, tình hình địa phương và điều kiện thực tế tại các lớp.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo Nghị quyết đại hội đầu năm học.Trong những năm qua,nhà trường luôn tạo điều kiện về nhân sự, thời gian, địa điểm, các văn bản Nhà nước ban hành, phối hợp, giám sát chặt chẽ để ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả và đúng qui định.
Hằng năm, trường và ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng quy chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt động của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên cung cấp thông tin tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng em cho cha mẹ học sinh qua các kênh thông tin.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sự phối hợp giữa Ban đại diện CMHS của  một số lớp với giáo viên chủ nhiệm chưa được kịp thời. Các thành viên trong ban đại diện CMHS hoạt động chưa đều tay, mặt khác  một số phụ huynh đi làm ăn xa nên việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong việc giáo dục con em còn hạn chế.[H33-4.1-01]; [H1-1.1-04]; [H33-4.1-02]; [H33-4.1-04]     
Mức 2
Ban đại diện CMHS đã phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện vụ năm học và các hoạt động giáo dục: Tham gia xây dựng kế hoạch của nhà trường trong việc góp ý các biện pháp phối hợp giáo dục học sinh, huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường như công tác XHH, tài trợ về vật chất cũng như phi vật chất. Ban đại diện CMHS thường xuyên gặp gỡ BGH, GVCN, tham gia các buổi chào cờ, các cuộc họp HĐSP để nắm bắt các chủ trương, chính sách về giáo dục nhằm tuyên truyền với cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp toàn thể phụ huynh, gặp gỡ trực tiếp phụ huynh, qua các cuộc họp đoàn thể địa phương, khối xóm thăm hỏi gia đình học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, đau ốm.... Phối hợp với nhà trường huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6; thường xuyên gặp gỡ gia đình  học sinh để vận động học sinh bỏ học trở lại trường, góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với phụ huynh HS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo; vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS.
Định kì Ban đại diện CMHS tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinhcủa lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học. Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thống, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Ngoài ra nhà trường còn cung cấp cho ban đại diện về các thông tin học sinh như thông tin học sinh bỏ học, đạo đức chưa tốt...[H33-4.1-05]
Mức 3
         Ban đại diện CMHS đã phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS.Phối hợp tốt trong việc thực hiện vận động xây dựng cơ sở vật chất cho trường, lớp. Vận động quyên góp ủng hộ học sinh nghèo học giỏi. Đóng góp phi vật chất xây dựng cảnh quan nhà trường một cách thường xuyên.
BĐDCMHS phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ: Trưởng BĐDCMHS trường phối hợp với Hiệu trưởng, trưởng BĐDCMHS lớp phối hợp với GVCN trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên BĐDCMHS, chuẩn bị nội dung các cuộc họp của lớp, trường. Nhà trường tạo điều kiện để BĐDCMHS tham gia các cuộc họp HĐSP, chào cờ, sinh hoạt lớp, cung cấp các thông tin để BĐDCMHS kịp thời thông báo đến phụ huynh học sinh và cũng có những yêu cầu đối với Hiệu trưởng để có biện pháp giải quyết; BĐDCMHS trường đã phân công các thành viên phụ trách các địa bàn thuộc các khối xóm để kịp thời thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giáo dục và phối hợp với BCS các xóm trong việc khen thưởng, nhắc nhở học sinh, vận động học sinh trở lại trường. Đặc biệt BĐDCMHS trường có mối liên hệ khá chặt chẽ và thường xuyên với ban hành giáo để phối hợp giáo dục học sinh. Tuy nhiên, BĐDCMHS chưa có biện pháp tiếp cận được những phụ huynh làm ăn xa nên công tác phối hợp giữa BĐDCMHS với GĐ một số HS chưa thường xuyên. [H33-4.1-03]; [H16-1.6-04]
2. Điểm mạnh
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức và hoạt động theo đúng điều lệ, đúng Thông tư 55.Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả.
Đa số các bậc phụ huynh quan tâm chăm lo đến phong trào giáo dục của nhà trường, yên tâm gửi gắm con em vào địa chỉ tin cậy là nhà trường nên hết lòng phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện các lớp năng động, nhiệt tình và thấu hiểu, thuộc nhiều thành phần trong xã hội nên dễ nắm bắt thực trạng xã hội, hoàn cảnh của học sinh để quyết định các vấn đề phù hợp với mọi hoàn cảnh học sinh, mang tính dân chủ và tính nhân văn cao.
 Mối quan hệ giữa thường trực các lớp và giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên và bình đẳng nên sự phối hợp giáo dục con em đạt hiệu quả cao.
3. Điểm yếu
Một sốthành viên Ban đại diện CMHS các lớp chưa thực sự phát huy hết quyền và trách nhiệm của mình do thành viên ban đại diện, dẫn đến việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để uốn nắn, giáo dục đạo đức học sinh cũng như thực hiện các hoạt động khác đôi lúc chưa thật kịp thời.
Một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh mải làm ăn ở xa, để con em ở nhà cùng ông bà và gần như giao việc giáo dục con em cho nhà trường nên việc trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế gây khó khăn cho việc giáo dục của nhà trường. 
  Vì phải thay đổi thường xuyên nên việc thiết lập hồ sơ, sổ sách cũng như lưu trữ hồ sơ của Ban đại diện CMHS chưa đủ và sắp xếp thiếu khoa học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
 Hướng dẫn Ban đại diện CMHS tìm hiểu các văn bản liên quan đến quyền và nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS để chủ động trong công tác tham mưu với lãnh đạo trường, lưu giữ  đầy đủ các kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp, nghị quyết và các loại hồ sơ của Ban đại diện CMHS hằng năm.
Nêu cao hơn nữa vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục đạo đức học sinh, hoạt động GDNGLL, các hoạt động từ thiện. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lí và giáo dục học sinh.
BGH thường xuyên đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh của trường  để các hoạt động đạt hiệu quả.
Thường xuyên tham mưu, hướng dẫn để việc thiết lập hồ sơ, sổ sách cũng như lưu trữ hồ sơ của Ban đại diện CMHS khoa học hơn.
5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3
Tiêu chí 4.2:Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Mức 1
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Mức 3:
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng 
          Mức 1
Hằng năm, nhà trường đã chủ động tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Hội nghị cán bộ công nhân viên chức và người lao động xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu năm học đều có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương tham dự và đóng góp ý kiến.
Bằng nhiều kênh thông tinnhư qua các cuộc họp của cấp uỷ đảng, chính quyền với các trường học trên bàn xã; các cuộc họp của Đảng bộ, HĐND và các đoàn thể; trên phương tiện truyền thanh của xã; các cuộc họp phụ huynh, họp xóm… nhà trường đã tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường hằng năm. Hằng năm, nhà trường đều có báo cáo về giáo dục tại các kì họp của đảng bộ cũng như hội đồng nhân dân xã Diễn Lâm, tăng cường công tác tham mưu, thông tin hai chiều.
Nhà trường lập kế hoạch tham mưu với địa phương để thực hiện các hạng mục cần mua sắm, tu sửa, làm mới trong năm học mới và các năm tiếp theo. Tham mưu kinh phí về công tác  phổ cập, kinh phí phổ cập,  xây dựng trường chuẩn quốc gia, tổ chức các hoạt động mừng ngày nhà giáo Việt Nam, khen thưởng cho giáo viên và học sinh ở hội nghị tổng kết công tác giáo dục các năm...
Để thực hiện tốt kế hoạch nhà trường  đã tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu các biện pháp thực hiện cụ thể như lồng ghép nội dung vận động ủng hộ xã hội hóa giáo dục đến phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp xóm; trong các cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu mỗi năm học, nhà trường mời lãnh đạo địa phương phát biểu trước phụ huynh học sinh và kêu gọi, vận động phụ huynh ủng hộ; nhà trường kết hợp với địa phương vận động các nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức để phát triển nhà trường.
Nhà trường đã phối hợp với Hội khuyến học địa phương, Hội chữ thập đỏ, Đoàn xã vận động và kêu gọi các tổ chức ủng hộ Quĩ khuyến học, khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tính xuất sắc; hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ Khai giảng, lễ Noel, tết Nguyên đán và lễ Tổng kết năm học và các dịp khác trong suốt các năm học.[H33-4.2-01]; [H1-1.1-04]; [H15-4.2-02]    
Mức 2
Để xây dựng và triển khai thực hiện thành công kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015 – 2020, trường THCS Diễn Lâm đã tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương bổ sung cơ sở vật chất theo lộ trình, hỗ trợ kinh phí hàng năm, tham mưu giải pháp để duy trì kết quả phổ cập GDTHCS đạt mức độ 3; chỉ đạo các đoàn thể địa phương trong việc phối kết hợp, hỗ trợ công tác xã hội hóa. Việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường là dựa trên sự phát triển về kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu và đồng thuận của chính quyền địa phương.
Trong từng năm học nhà trường đã phối hợp với hội cựu chiến binh xã để thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc cho học sinh. Đoàn thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của xã, thăm và tặng quà cho các bác thương binh nặng trên địa bàn. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động giao lưu với nhiều nội dung thiết thực có hiệu quả vào các ngày lễ lớn, để lại ấn tượng tốt đẹp với các lực lượng xã hội, có ý nghĩa sâu sắc với học sinh có tác dụng giáo dục truyền thống tốt đẹp, về truyền thống nhà trường và văn hoá địa phương.
Hàng năm nhà trường có tổ chức hội nghị đánh giá sự phối kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường về giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện pháp luật an toàn trường học. [H16-1.6-03]; [H16-1.6-04]; [H16-4.2-03]; [H33-4.2-04]; [H33-4.2-05]
Mức 3
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. Nhà trường đã quan tâm tới công tác tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết của cộng đồng về nội dung và phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục. Trong đó, đối tượng được nhà trường quan tâm nhất là phụ huynh học sinh. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh , nhà trường đều đưa nội dung này để tuyên truyền, đồng thời tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường như văn nghệ, kiến thức học đường ...nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh học sinh về nội dung và phương pháp giáo dục, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
Nhà trường được UBDN huyện Diễn Châu công nhận đơn vị văn hoá năm 2008.  Nhà trường thông qua Trung tâm học tập cộng đồng đã làm tốt việc tuyên truyền về vai trò và chủ quyền biển đảo đối với nhân dân địa phương một cách thường xuyên. Nhà trường kết hợp với Đoàn xã tổ chức các sự kiện văn hoá, văn nghệ, thể dục- thể thao tại các địa phương: như kỷ niệm ngày ngày quốc khánh 2/9, lễ hội đền Cuông. Dịp tết trung thu hàng năm, đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường đã phối hợp với Chi đoàn thanh niên các xóm tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các đội viên ở các xóm.
Nhà trường đã bổ sung trang thiết bi để nâng cấp phòng máy tính và thư viên để đảm bảo cho học sinh và phụ huynh sử dụng. Bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý để nhân dân đến trường sử dụng, tra cứu, đọc sách được thuận lợi.
Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng được một phòng học cộng đồng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để nhân dân đến học tập, tìm hiểu về kiến thức phục vụ cho sản xuất của địa phương như các thông tin về cây trồng và vật nuôi. Năm 2019, nhà trường đã cử giáo viên dạy môn Công nghệ, phối hợp với Hội nông dân xã tư vấn cho bà con kĩ thuật trồng cây khoai tây, phối hợp với chi hội phụ nữ các xóm, hướng dẫn kĩ thuật trồng hoa dọc các tuyến đường.[H16-4.2-06]
2. Điểm mạnh
Nhà trường luôn chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể cá nhân ở trong và ngoài địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; tạo môi trường giáo dục lành mạnh; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh học giỏi kịp thời.
Đảng uỷ, UBND xã và các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục của nhà trường, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần tăng cường CSVC, động viên kịp thời những học sinh có thành tích cao, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại hiệu quả to lớn, làm chuyển biến nhận thức của cả hệ thống chính trị, tạo ra được những điều kiện thuận lợi để trường THCS Diễn Lâm phát triển theo hướng hiện đại hoá.
 Các tổ chức xã hội trong địa bàn như: Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trạm y tế, hội cựu chiến binh thường xuyên phối kết hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu
Sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương chưa được thường xuyên, liên tục, nhịp nhàng. Mức độ liên lạc, gắn kết giữa nhà trường với con em địa phương sống xa quê chưa được hiệu quả.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Đẩy mạnh hơn nữa công tác trao đổi thông tin bằng nhiều hình thức giữa nhà trường và các tổ chức, cá nhân để công tác phối kết hợp hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, UBND huyện Diễn Châu, UBND xã Diễn Lâm, phòng GD&ĐT để tăng cường trang bị trang thiết bị hiện đại phù hợp nhu cầu đổi mới.
Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã. Tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm nhằm tạo nguồn lực tài chính để xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất và nguồn học bổng để khuyến  khích động viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất với những học sinh có thành tích cao trong học tập, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 4
Những điểm mạnh
Nhà trường đã lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; được Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương quan tâm giúp đỡ; Ban đại diện CMHS kiện toàn về tổ chức, có xây dựng nội quy, quy chế hoạt động và hoạt động một cách khá hiệu quả, hỗ trợ tốt cho nhà trường trong việc quản lý giáo dục học sinh, nhất là trong việc vận động học sinh đã bỏ học đến trường, giáo dục học sinh cá biệt ...
Nhà trường đã huy động được nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy học, đưa trường trở thành trường đẹp hàng đầu huyện nhà.
Các hoạt động được kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách thường xuyên, qua đó, khắc phục những yếu kém và phát huy điểm mạnh, tạo nên sự gắn kết hài hòa giữa nhà trường - gia đình và xã hội
 Những điểm tồn tại
Ban đại diện CMHS hoạt động chưa đều tay, công việc thường tập trung chủ yếu vào một số người nên chưa phát huy hết sức mạnh tinh thần và năng lực hoạt động của toàn Ban đại diện.
Sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương chưa được thường xuyên. Mức độ liên lạc, gắn kết giữa nhà trường với con em địa phương sống xa quê chưa được hiệu quả.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN 4
-  Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu
+ Đạt yêu cầu mức độ 1: 02
+ Đạt yêu cầu mức độ 2: 02
+ Đạt yêu cầu mức độ 3: 02
-  Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
+ Không đạt yêu cầu mức độ 1: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 2: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 3: 0
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Trong những năm qua, trường THCS Diễn Lâm đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần đào tạo những công dân tương lai có đủ đức, đủ tài. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình và các hoạt động giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lí giáo dục. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, khuyến khích sự chủ động, tự giác của học sinh tham gia các hoạt động học tập, hoạt động GDNGLL. Hằng năm, theo dõi đánh giá kết quả giáo dục các môn văn hóa, chất lượng giáo dục hạnh kiểm học sinh, chất lượng học nghề, hướng nghiệp cuối kỳ, cuối năm theo quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định mà nhà trường cần quan tâm, khắc phục như tình trạng học sinh lười học, còn một số học sinh vi phạm nội quy của nhà trường. Sau đây là phần TĐG các tiêu chí:
Tiêu chí 5.1Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
Mức 1
a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục;
b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.
Mức 2
a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
Mức 3
Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
 
 
1.Mô t hin trạng        
          Mức 1
Nhà trường có đầy đủkế hoạch hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần cụ thể chi tiết theo các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT,Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT Diễn Châu.
Trong các năm học, nhà trường và các tổ chức lập kế hoạch và tổ chức dạy học chương trình học đúng quy định. Tổ chức dạy thêm, học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, hoạt động GDNGLL, hoạt động tập thể với tất cả học sinh các khối lớp.Tất cả các kế hoạch được xây dựng đều được thông qua hội nghị cán bộ công chức.
Vào đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thời gian năm học, xây dựng Chương trình nhà trường. Trên cơ sở Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, các nhóm chuyên môn lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh địa phương. Chương trình nhà trường thực hiện đầy đủ 14 môn học do Bộ GD&ĐT quy định, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Ngoại ngữ, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật và môn tự chọnTin học. Ngoài chương trình chung của Bộ GD&ĐT, việc biên soạn Chương trình địa phương cũng được thực hiện đúng qui định.Nhà trường cũng đã thực hiện đầy đủ nội dung các chương trình dạy nghề, hướng nghiệp, tư vấn, phân luồng cho học sinh lớp 9.
Giáo viên tích cực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Để dạt được mục tiêu giáo dục cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, tổ chuyên môn đã triển khai các nhóm chuyên môn thống nhất thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả bằng việc xây dựng ma trận đề kiểm tra tất cả các môn học và thống nhất trong việc thực hiện ma trận chung theo đối tượng.[H1-1.1-04]; [H20-5.1-01] [H20-1.8-05]; [H20-5.1-03]; [H20-1.8-08]; [H20-5.1-04]; [H30-1.8-02]; [H20-5.1-06]; [H7-1.6-14]       
Mức 2
Nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh; Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức rà soát phân loại học sinh theo năng lực. Phân công lên kế hoạch cho GV bồi dưỡng phụ đạo.Đối với những HS sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện như HS khuyết tật nhà trường lưu ý  phân công GV kèm cặp giúp đỡ,hướng dẫn cách đánh giá.[H20-1.8-03]; [H24-1.4-15]; [H34-2.2-10]; [H21-1.4- 13]
Mức 3
Định kì,nhà tr­ường rà soát có kế hoạch lịch công tác tuần, tháng năm, cụ thể và thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy học tập, có điều chỉnh bổ sung kịp thời khi cần thiết sau khi rà soát.Thông qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng giáo dục hằng tháng, nhà trường có cơ sở đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên môn trong tuần, tháng và triển khai kế hoạch tiếp theo. Sau mỗi học kỳ, cuối mỗi năm học, nhà trường đều rà soát việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình cho học kỳ và năm học sau.[H20-5.1-05]; [H15-1.3-10][H29-1.8-14];[H6-1.5-05]
2.Điểm mạnh
Nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Kế hoạch đổi mới phương pháp hàng năm được xây dựng công khai, dân chủ trong hội đồng sư phạm, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao qua từng năm học.
Nhà trường chủ động xây dựng chương trình nhà trường theo hướng dẫn của cấp trên. Các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên có kế hoạch cụ thể thực hiện giảng dạy cho từng môn theo hướng dẫn, nền nếp chuyên môn đã đi vào chiều sâu và ổn định. Hằng tháng và từng kỳ có kiểm tra cụ thể việc thực hiện kế hoạch.
BGH nhà trường cũng như các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ thăm lớp, để đánh giá giáo viên và nề nếp học sinh.
3.Điểm yếu
Vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn nên ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình nhà trường.
Sự điều chỉnh để phù hợp hơn với đối tượng ở một số bộ môn vẫn chưa phù hợp.      
Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của một số môn học có lúc chưa đúng tiến độ quy định, do một số giáo viên đi công tác, nghỉ đột xuất hay do toàn trường phải nghỉ học do thời tiết, không thể bố trí dạy thế kịp thời.
4.Kế hoạch ci tiến chất lượng
Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch đồng bộ thống nhất. Thực hiện duyệt và đánh giá tính khả thi của kế hoạch, tổ chức rà soát việc thực hiện kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy theotiến độ khungchương trình của Bộ GD&ĐT, dạy đủ các môn theo quy định chương trình. Nghiêm túc triển khai thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT đối với chương trình THCS.
Tăng cường việc kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên thông qua việc dự giờ đột xuất, kiểm tra vở ghi trên lớp của học sinh.
 Tích cực tham mưu với Phòng giáo dục đào tạo để sớm ổn định đội ngũ giáo viên.
5. Tự đánh giá:Đạt mức 3
Tiêu chí 5.2 Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Mức 1
a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
Mức 2
 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.  Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
Mức 3
Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hằng năm nhà trường tổ chức rà soát, tổng hợp thông tin từ kết quả của năm trước có kế hoạch phân hóa đối tượng học sinh, tổ chức biên chế lớp cho một số học sinh cho phù hợp trình độ nhận thức, năng khiếu,tình hình sức khỏe, hoàn cảnh sống, khu vực sinh sống của học sinh, để từ đó có kế hoạch phân công hợp lí về khả năng, sở trường cho các đối tượng, giúp đỡ học sinh v­ươn lên trong học tập.
Nhà trường có nhiều hình thức bồi giỏi, phụ đạo khác nhau phù hợp với từng môn học, với từng trình độ của học sinh. Giáo viên dạy phụ đạo soạn bài đầy đủ, có phương pháp giảng dạy, kèm cặp linh hoạt, giúp đỡ học sinh yếu kém muốn học, đem lại hiệu quả cho những học sinh này một cách thực chất.
Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Nhà tr­ường tăng c­ường kiểm tra chất lượng các buổi học nâng cao chất lượng, lập danh sách theo dõi kết quả học tập của từng học sinh để từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng.[H28-5.1-09]; [H15-1.3-10]; [H28-5.2-06]     
Mức 2
Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dụcHS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
Đối với học sinh có năng khiếu bộ môn văn hóa cũng như thể thao, nhà trường đã khảo sát và phân công giáo viên bồi dưỡng có kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng theo lịch. Với những biện pháp phù hợp và sự cố gắng của giáo viên cũng như học sinh, trong những năm gần đây trường THCS Diễn Lâm đều có học sinh tham dự các kì thi và có học sinh giỏi ở tất cả các cấp.Đối với học sinh có học lực yếu, giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh khá kèm cặp, giúp đỡ, ngoài ra nhà trường tổ chức mỗi khối một lớp để giáo viên bồi dưỡng miễn phí cho các em, trong thời gian qua nhà trường đã phân công giáo viên bồi dưỡng cho học sinh yếu một cách thường xuyên.Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường có kế hoạch vận động các nguồn vật chất từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ. Nếu như trước đây, học sinh nhà trường bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn thì hiện nay không có trường hợp nào phải bỏ học vì hoàn điều kiện kinh tế. Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện trao quà cho học sinh như lễ Khai giảng, lễ Noel cho học sinh khó khăn vùng giáo, tết âm lịch…. [H31-5.2-02]; [H20-1.8-03]; [H35-5.2-04]; [H30-5.2-05]       
Mức 3
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, nhà trường có lượng học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia về văn hóa, năng khiếu thể thao, khoa học kĩ thuật.
         
         
         
         
         
 
Thành tích của học sinh được cấp có thẩm quyền ghi nhận và có ảnh hưởng tốt đến học sinh trong tàn trường, đến cộng đồng dân cư trên địa bàn, tạo thêm niềm tin yêu của nhân dân đối với công tác giáo dục của nhà trường.[H31-5.2-01]; [H35-5.2-03]; [H34-5.6-05]; [H31-5.2-07]
2.Điểm mạnh
Có kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể cho các đối tượng học sinh. Học sinh chăm ngoan, học giỏi, say mê môn học đã chọn, các em trong lớp đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, trí tuệ, tâm huyết, say chuyên môn, quan tâm và tận tình với học sinh.
BGH có kế hoạch chỉ đạo khoa học, tổ chức quản lí chặt chẽ việc thực hiện nền nếp, quy chế chuyên môn, luôn sâu sát với phong trào.
Nhà tr­ường dành nhiều thời gian, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
3. Điểm yếu
 Một số học sinh ngại bộc lộ yếu kém của mình nên không mạnh dạn học hỏi bạn bè, thầy cô vì vậy rất khó tiến bộ.
 Một số học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ảnh hưởng đến việc học tập của con em, còn phó mặc cho nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất l­ượng
 Xác định rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia học tập trong các đội tuyển học sinh giỏi.
 Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp, chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh lớp 9 năm học tiếp theo. Tập trung giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình để đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Khen thưởng và động viên kịp thời những học sinh và giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trích quỹ học phí, quỹ hỗ trợ sự nghiệp giáo dục, quỹ hội phụ huynh làm phần thưởng động viên giáo viên và học sinh.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.3 Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định
Mức 1
a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;
b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;
c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.
Mức 2
Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
 
 
 
1. Mô tả hiện trạng 
Mức 1
Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo theo quy định tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009 và chương trình giáo dục địa phương của Sở GD&ĐT Nghệ An. Cụ thể các môn học có bài dạy riêng như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và một số môn lồng ghép như Mỹ thuật, Âm nhạc, hướng nghiệp, hoạt động GDNGLL với một số tiết nhất định theo phân phối chương trình và tài liệu địa phương. Giáo viên dạy đã thực sự đầu tư vào việc soạn giáo án và dạy trên lớp các tiết về chương trình, nội dung giáo dục địa phương góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn, tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh, giúp các em hiểu biết một số kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, địa lý, nghệ thuật, ngành nghề của địa phương; khơi dậy niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống quê hương.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về các cơ sở sản xuất, các di tích lịch sử của địa phương. Qua các hoạt động NGLL học sinh nắm được các thông tin về kinh tế - xã hội và truyền thống của địa phương.
Vào đầu năm học, các ngày lễ kỉ niệm, nhà trư­ờng tổ chức cho các em học sinh giao lư­u gặp gỡ các khách mời đó là những nhân chứng lịch sử, các doanh nhân trẻ, các thế hệ học sinh của nhà trường,  ở quê hương để giúp các em có thêm tầm nhìn và thắp sáng cho các em những ­ước mơ cao đẹp để các em tiếp nối truyền thống tốt đẹp của quê hư­ơng.Các nội dung giáo dục địa phương được tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng các câu hỏi liên hệ, bằng các bài thu hoạch trong các hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế. Qua đó học sinh đã biết vận dụng kiến thức về lý thuyết và kỹ năng để đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với địa phương. Tuy nhiên nhà trường vẫn chưa tổ chức được chuyến tham quan các di tích, danh thắng trong địa bàn cho tất cả học sinh, mới chỉ mới dừng lại dành cho đối tượng là học sinh giỏi.
Hằng năm, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá thực hiện chương trình giáo dục địa phương, việc cập nhật tài liệu chương trình địa phương, có đề xuất điều chính nội dung chương trình với với lãnh đạo cấp trên. Giáo viên đã đúc rút kinh nghiệm về chương trình, nội dung giáo dục địa phương; sưu tầm, tìm hiểu, cập nhật tư liệu giảng dạy để có sự so sánh, rút kinh nghiệm, có ý kiến về tư liệu, nội dung chương trình và điều chỉnh về PPDH cho phù hợp.[H20-5.3-01]; [H20-5.1-04]; [H20-5.1-01]; [H35-5.3-04]; [H6-1.5-05] 
Mức 2
Nhà trường thực hiện đúng qui định về việc thực hiện chương trình địa phương ở các môn học.Sử dụng tài liệu địa phương của Sở Giáo dục - Đào tạo đối với bộ môn  Lịch sử,các  môn Ngữ văn, Địa lý tổ nhóm chuyên môn sưu tập ,biên soạn tài liệu địa phương dưới sự phê duyệt của nhà trường theo công văn số 727/PGD&ĐT Diễn Châu ngày 25/9/2014 thực hiện bắt đầu từ năm học 2014-2015. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về các cơ sở sản xuất, các di tích lịch sử của địa phương. Qua các hoạt động NGLL học sinh nắm được các thông tin về kinh tế - xã hội và truyền thống của địa phương . Nội dung giáo dục địa phương được thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục địa phương của ngành.Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn, tạo sự hứng thú cho học sinh.[H20-5.3-02]; [H7-1.6-14]; [H31-5.1-06]    
2. Điểm mạnh 
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục địa phương do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An quy định. Có tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định.
Nhà trư­ờng giữ mối liên hệ gắn bó với địa phư­ơng khu vực địa bàn trường đóng và các khu vực xung quanh, tạo đ­ược niềm tin yêu của nhân dân địa ph­ương.
3. Điểm yếu
Việc cập nhật tài liệu địa phương chưa được nhiều; do điều kiện kinh tế nên chỉ mới tổ chức được cho học sinh tham quan những danh lam trong địa bàn xã và khu vực lân cận, chưa tổ chức được nhiều chuyến cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Duy trì và thực hiện tốt hơn nữa nội dung chương trình giáo dục địa phương do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định để học sinh được tiếp cận những vấn đề về địa phương gần gũi, gắn bó với quê hương. Góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
Giáo viên tìm hiểu tài­ liệu, soạn và truyền đạt kiến thức cho học sinh trong các tiết học chính khoá. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận theo chủ đề trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Phát động học sinh, giáo viên sưu tầm, bổ sung các tài liệu địa phương vào phòng truyền thống, vừa để giáo dục truyền thống, vừa để giáo dục chương trình địa phương.
Phấn đấu mỗi năm tổ chức ít nhất một chuyến tham quan các di tích, danh thắng trong địa bàn huyện Diễn Châu, tiến tới mở rộng ra tham quan các di tích, danh thắng trong địa bàn tỉnh Nghệ An bằng nguồn kinh phí kết hợp giữa gia đình và nhà trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 5.4 Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
Mức 1:
a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;
b) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Mức 2:
a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực;
b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp và học nghề phổ thông cho học sinh trong nhà trường đúng theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT.Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch. Các tổ chuyên môn lên kế hoạch triển khai hoạt động trải nghiệm trong Chương trình nhà trường ở các môn học và thực hiện trong suốt năm học.
Năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017, nhà trường tổ chức cho học sinh học nghề Điện dân dụng. Kết quả xếp loại tốt nghiệp nghề loại giỏi của học sinh trong các năm đó đều đạt cao, trên 95%.
Nhà trường đã có kế hoạch phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.Đặc biệt gây hứng thú cho học sinh ở các môn như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Hóa học, Sinh học ... Tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.
Từ năm học 2017 - 2018, theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT Diễn Châu, nhà trường không tổ chức học nghề nhưng vẫn duy trì đủ 09 tiết/năm hướng nghiệp cho học sinh, chia làm 03 buổi. Trong  đó, có 01 buổi do giáo viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên Diễn Châu về lên lớp. Hai buổi còn lại do giáo viên chủ nhiệm và phó hiệu trưởng lên lớp.Thông qua các buổi hướng nghiệp bước đầu đã giới thiệu cho các em sự phong phú của thế giới nghề nghiệp, nhu cầu xã hội, các điều kiện để thực hiện ước mơ. Tuy nhiên, đánh giá chung về nội dung và hình thức hướng nghiệp vẫn chưa phong phú, hấp dẫn.[H31-2.2-07]; [H21-1.4-08]; [H27-1.6-16]; [H32-5.4-02]; [H32-5.4-03]; [H32-2.2-06]; [H34-5.4-04]
 
Mức 2
Từ năm học 2017 – 2018 đến nay, nhà trường đã có kế hoạch để tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú. Trước hết là đối với một số tiết ở các môn học, khối lớp có điều kiện phù hợp.Bên cạnh đó, Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua hoạt động GDNGLL là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích như chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã, vệ sinh bờ biển, thi chụp ảnh bằng điện thoại về mái trường thân yêu....
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhà trường có sản phẩm dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn. Công tác hướng nghiệp được nhà trường chú trọng. Thông qua hoạt động hướng nghiệp giới thiệu cho các em có những hiểu biết về các ngành nghề xã hội có nhu cầu, những nghành nghề cơ bản tại địa phương như trồng lúa, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, điện dân dụng... Đồng thời, tìm hiểu các ngành nghề có tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường đã biết vận dụng công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư trang thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của học sinh.
Cuối năm học nhà trường dựa vào hoạt động, kết quả các mặt như sự yêu thích của học sinh, chất lượngbộ môn, kết quả phân luồng sau tốt nghiệp THCS từ đó  đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,báo cáo tổng kết. [H35-5.4-01]; [H31-5.1-06]
2. Điểm mạnh
   Các hoạt động trải nghiệm giúp cho học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Đồng thời mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình.
Nhà trường hướng nghiệp cho học sinh học nghề phù hợp với thực tiễn địa phương, đặc thù của nhà trường và nhu cầu, năng lực của học sinh. Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề và hoàn thành chương trình nghề cao so với tiêu chuẩn đề ra. Việc lưu giữ các kế hoạch và kết quả công nhận nghề hàng năm đầy đủ.
3. Điểm yếu
Giáo viên được phân công thực hiện trải nghiệm, hướng nghiệp chưa được trang bị các kiến thức cập nhật thường xuyên về tình hình kinh tế xã hội.
Hình thức hướng nghiệp chưa đa dạng, chưa thực sự lôi cuốn học sinh.
 
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục làm tốt công tác trải nghiệm hướng nghiệp theo kế hoạch, đảm bảo đủ số tiết hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT, đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm, hướng nghiệp để lôi cuốn học sinh, giúp các em có định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Giáo viên được phân công nhiệm vụ cập nhật thông tin tốt hơn về xu thế phát triển của kinh tế xã hội để cung cấp cho học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 5.5:  Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Mức 1
a) Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;
b) Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;
c) Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Mức 2
a) Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
b) Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
c) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.
Mức 3:
Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệtheo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống thông qua các giờ dạy chính khóa một cách thích hợp, thông qua các hoạt động GDNGLL phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.
Nhà trường đã giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, bằng các hình thức: như tổ chức ký cam kết thực hiện An toàn giao thông hàng năm, tổ chức hoạt động GDNGLL về cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Hàng năm Đoàn thanh niên và Liên đội đã tổ chức thi tìm hiểu luật An toàn giao thông cấp trường dưới nhiều hình thức.
Nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường nhằm phòng chống các dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội khác. Đồng thời, nhà trường lồng ghép giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trong các giờ học môn học. Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, Liên đội, nhà trường thường xuyên giáo dục các em về ý nghĩa của tình bạn, tình yêu. GVCN các lớp thường xuyên tư vấn tâm lý cho học sinh, giúp học sinh vượt qua những khó khăn về tâm sinh lý xảy ra trong tuổi dậy thì. Nhiều em học sinh vẫn còn e ngại khi nói về vấn đề giới tính, tổ chức ngoại khóa riêng cho các em còn ít. Nhân viên phụ trách y tế kiêm nhiệm nên công tác tư vấn, giáo dục về giới tính, sức khỏe lứa tuổi cho học sinh còn hạn chế.Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục.
Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, giúp cho sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Tuyên dương, trao thưởng kịp thời cho học sinh có các hành vi, nghĩa cử cao đẹp. Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có một số học sinh chưa thật mạnh dạn trong giao tiếp, còn lúng túng khi xử lý các tình huống nảy sinh trong sinh hoạt, giao tiếp.[H30-1.8-02]; [H30-1.8-04]; [H21-1.4-08]; [H27-1.6-16]; [H35-5.5-04]; [H35-5.5-05]
Mức 2
Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;Nhà trường có kế hoạch và giao cho tổ, nhóm chuyên môn, các tổ chức Đoàn, Đội thiếu niên, Nữ công, Y tế học đường… thực hiện các nội dung giáo dục về kỹ năng sống phù hợp để truyền tải đến học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh được lồng ghép trong các môn học, trong các hoạt động NGLL như: các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ “Rung chuông vàng”;  “Nét đẹp đội viên”, câu lạc bộ “Nói tiếng Anh”, câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” … Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống cũng chưa được tiến hành đồng bộ ở các môn học, hình thức tổ chức chưa đa dạng.
Giáo viên đã hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của mình của bạn bè. Tự tin, chững chạc hơn trước bạn bè, thầy cô và trong mọi hoạt động.
Thông qua  hoạt động phát triển các kỹ năng sống cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh nhà trường từng bước hình thành và phát triển.Học sinh nhà trường không vi phạm pháp luật, ứng xử, giao tiếp với thầy cô, người lớn tuổi lễ phép, với bạn bè đúng chuẩn mực. Có ý thức chấp hành kỉ luật, sống có tinh thần, trách nhiệm, giàu lòng nhân ái.[H20-5.5-01]; [H30-5.5-02]; [H15-1.3-05]; [H30-5.2-05]; [H35-5.5-03]; [H35-5.5-06]    
Mức 3
          Trong những năm gần đây, nhà trường luôn coi trọng việc khuyến khích cho học sinh niềm yêu thích khoa học sáng tạo. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức thi STKHKT cho học sinh khối 8 và 9. Từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 - 2019, sản phẩm STKHKT của học sinh nhà trường thường xuyên tham gia dự thi các cấp và đạt giải cao. Năm học 2014 – 2015 sản phẩm “Máy rửa bát”của học sinh nhà trường tham gia dự thi và đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.Máy cắt cỏ của học sinh được đưa vào sử dụng ngay tại trường, góp phần tạo cảnh quan, giáo dục học sinh lòng đam mê sáng tạo.[H31-5.1-06]; [H29-1.8-14]
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động ngoại khóa, các sân chơi để giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tuyên truyền, tư vấn tâm lý, giáo dục giới tính được phần lớn học sinh chủ động, hứng thú tham gia hưởng ứng.
Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống có tác dụng tạo ra đư­ợc môi trường giáo dục lành mạnh dẫn đến chất l­ượng giáo dục toàn diện của nhà trường đ­ược nâng lên, các chuẩn mực của học sinh, của đội viên dần đ­ược bổ sung và hoàn thiện.
3. Điểm yếu
Một số học sinh vẫn còn e ngại khi nói về vấn đề giới tính, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa có kinh nghiệm xử lý các tình huống trong cuộc sống. Việc giáo dục giới tính mới chỉ giới hạn trong việc lồng ghép với bộ môn Sinh học, tổ chức ngoại khóa riêng cho các em còn ít. Không có nhân viên chuyên trách y tế nên công tác chăm sóc, tư vấn sức khỏe cho học sinh còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Duy trì tốt việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động GDNGLL cho học sinh. Nhà trường phân công cho tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm trên cơ sở nội quy ứng xử có văn hóa trong nhà trường cụ thể hóa cho từng lớp, từng đối tượng học sinh để giáo dục rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, nhắc nhở học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần. Biểu dương các gương điển hình trong học tập, rèn luyện và thực hiện các phong trào thi đua.
Từ năm học 2019-2020, giao trách nhiệm cho Đoàn, Đội phối hợp với giáo viên bộ môn Sinh học, GDCD để tổ chức ít nhất mỗi năm 1 buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình cho học sinh toàn trường. Tạo điều kiện để nhân viên kiêm nhiệm công tác y tế bồi dưỡng thêm kiến thức về chăm sóc, tư vấn sức khỏe tuổi dậy thì cho các em.
Rèn kĩ năng chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; rèn cho học sinh tác phong vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu ban đầu, phòng chống cháy nổ, đ­uối n­ước và các tai nạn thương tích khác.    
Lưu trữ đầy đủ, sắp xếp khoa học các loại hồ nhà trường liên quan và một số tranh ảnh về các chuyên đề khi thực hiện.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục
Mức 1
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
c) Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.
Mức 2:
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá.
Mức 3:
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh:
- Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;
- Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên.
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:
- Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;
- Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
Là một trường THCS thuộc vùng miền núi tương đối khó khăn, chất lượng giáo dục hai mặt của trường THCS Diễn Lâm trong 5 năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường. Công tác định hướng phân luồng cho học sinh khối 9 được tiến hành ngay từ đầu năm học. Tuyên truyền cho HS và nhân dân  địa phương có nhận thức tốt về nhu cầu, lợi ích của việc học tập sau khi tốt nghiệp THCS. Tỉ lệ HS lớp 9 tốt nghiệp THCS dự thi tuyển sinh THPT năm sau cao hơn năm trước. Số HS đậu và tiếp tục tham gia học tập ở các trường THPT công lập và dân lập cũng như học nghề tăng hàng năm. Tuy nhiên, số lượng HS trường THCS Diễn Lâm vào các trường THPT công lập hàng năm mới chỉ ngang với mặt bằng tiếp nhận của các trường vàchưa ổn định. [H21-1.4-08]; [H27-1.6-16];[H27-2.2-03]  
Mức 2
Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm qua. Tỉ lệ HS xếp loại học lực khá giỏi cao. Tỉ lệ HS xếp loại học lực yếu kém trông 5 năm qua thấp và có xu hướng giảm. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt khá cao. Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm trung bình trong 5 năm qua thấp dần.Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá. [H25-1.6-04]; [H5-1.5-07];[H34-5.6-04]; [H10-1.5-04]
Mức 3
Về học lực, với nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt làviệc giao khoán chất lượng đến từng giáo viên, lớp. Có giải pháp cho dạy chính khóa cũng như bồi dưỡng đối với các đối tượng học sinh, chất lượng văn hóa của nhà trường trong những năm gần đây chuyển biến mạnh mẽ,đảm bảo yêu cầu theo quy định.
Tỉ lệ HS xếp loại học giỏi trung bình hằng năm đạt 5.63% (riêng học kì I năm học 2018 - 2019 đạt 7.23%).
Số lượng, vị thứ học sinh giỏi các cấp của nhà trường so với mặt bằngtoàn huyện hằng năm đều có sự biến chuyển. Nhà trường có học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện về văn hóa, thể dục thể thao các lĩnh vực khác.
Tỷ lệ xếp loại học lực loại khá cao và tương đối đều giữa các khối lớp, bình quân giai đoạn từ năm học 2014-2015 đến 2017 -2018 đạt 43% (riêng học kì I năm học 2018 - 2019 đạt 40.1%)
Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường giai đoạn từ năm học 2014 - 2015 đến 2017 - 2018 là 0.3%. (riêng học kì I năm học 2018 - 2019 là 4.69%).
Tuy nhiên, với tỉ lệ trên thì số lượng học sinh trung bình, yếu, kém cuối năm học còn cao do một số em có hoàn cảnh khó khăn,ham chơi chưa cố gắng trong học tập. Nhiều học sinh bố, mẹ đi làm ăn xa, vì thế việc quan tâm đến các em còn chưa đầy đủ. Đối với những trường hợp này nhà trường có kế hoạch tiếp tục rèn luyện trong hè hằng năm.
Về hạnh kiểm tỉ lệ HS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hằng năm đều đạt trên 97.0%, bình quân 4 năm liền kề là 97.8% (riêng học kì I năm học 2018 - 2019 là 99.82%), cao hơn mức tiêu chuẩn là 90% trở lên đối với trường đồng bằng.Tỉ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình thấp, năm cao nhất không đến 3% (riêng học kì I năm học 2018 - 2019 là 0.17%)
Từ năm học 2014-2015 đến 2018-2019, nhà trường ít có hiện tượng học sinh vô lễ với giáo viên, không có HS bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có học sinh vi phạm nền nếp nhà trường về đầu tóc, trang phục, vẫn có học sinh nói tục, vẫn có học sinh bỏ học đi chơi game.
Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban ngày càng giảm. Tỉ lệ học sinh bỏ học trung bình từ năm 2014 – 2015 đến 2017 – 2018 là 1.06%, riêng năm học 2017 – 2018 là 1.31% . Tỉ lệ học sinh lưu ban trung bình từ năm 2014 – 2015 đến 2017 – 2018 là 0.3%, riêng năm học 2017 – 2018 là 0.19%.
Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp lớp 9 có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá. Tỉ lệ lên lớp trung bình hàng năm là 98.64%, tốt nghiệp lớp 9 hàng năm trung bình là 99.24%, đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường đề ra.
Công tác định hướng phân luồng cho học sinh, đặc biệt là với học sinh lớp 9. Học sinh được định hướng tư vấn tốt về hướng đi sau tốt nghiệp với nhiều sự lựa chọn như: học trung học phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp và Bồi dưỡng thường xuyên, học nghề…Tỉ lệ vào lớp 10 công lập trung học phổ thông  ngày càng cao, số lượng học sinh nghỉ học đi làm sau tốt nghiệp ngày càng giảm.
Nếu như những năm trước, học sinh phải bỏ học vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không được sự quan tâm của gia đình, nhà trường thì trong những năm gần đây với sự phát triển của kinh tế địa phương, sự quan tâm của tập thể giáo viên nhà trường,đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, của các tổ chức cá nhân không còn tình trạng học sinh phải bỏ học vì điều kiện khinh tế khó khăn, phải lang thang kiếm sống. Tỉ lệ học sinh lưu ban năm sau luôn thấp hơn năm trước.
Sự phát triển của chất lượng giáo dục của nhà trường đã tạo bước đột phá đối với công tác phổ cập giáo dục của địa phương.Trong những năm gần đây, tỉ lệ hoàn thành chương trình giáo dục THCS ngày càng cao. Điều này góp phần hoàn thành nhiệm vụ phổ cập địa phương giao phó. Từ năm 2014 đến 2018 xã Diễn Lâm đều được công nhận xã đạt phổ cập giáo dục mức 3 và được UBND huyện Diễn Châu đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục.[H15-1.3-10]; [H10-1.5-04]; [H32-5.4-03]; [H10-5.6-02]; [H34-5.4-04]; [H31-5.2-07]; [H34-2.2-10]; [H15-1.3-11]; [H15-1.3-10]; [H29-1.8-14]; [H34-5.6-05] 
2. Điểm mạnh
Nhà trường có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tăng niềm tin đối với chính quyền và nhân dân địa phương.
Chất lượng học sinh khá, giỏi đạt tỉ lệ cao. Kết quả xếp loạivề học lực của học sinh các khối lớp đều đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp họcvà chỉ tiêu của nhà trườngđềra.
  Học sinh giỏi các cấp ngày càng được nâng lên, nhà trường có học sinh giỏi ở tất cả các cấp, duy trì khá đều ở các môn năng khiếu thể thao và các môn văn hóa như: Sinh học, Hóa học, Địa Lí, GDCD, Ngữ văn…..
Nhà trường đã duy trì, thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật nghiêm, thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp. Hàng năm học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt cao, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, không có học sinh phải buộc thôi học có thời hạn, không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [H15-1.3-10]; [H10-1.5-04];[H32-5.4-03];[H10-5.6-02];[H34-5.4-04];[H31-5.2-07]; [H34-2.2-10]; [H34-5.6-05] [H15-1.3-10]; [H29-1.8-14]; [H15-1.3-11];[H10-1.5-04]
3. Điểm yếu 
Số lượng học sinh trung bình, yếu, kém cuối năm học còn cao do một số em có hoàn cảnh khó khăn ham chơi, chưa cố gắng học tập.
Tỷ lệ HS khá, giỏi giữa các khối chưa đồng đều. Còn có học  sinh chậm tiến  lực học yếu nhiều môn
Vẫn có học sinh vi phạm nền nếp nhà trường về đầu tóc, trang phục; vẫn có học sinh nói tục.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng      
Ban lãnh đạo nhà trường tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, phân loại và dạy học theo phân hóa đối tượng tiếp tục được chú trọngnhằm nâng cao chất lượng giáo dục.Từ năm học 2019-2020, phấn đấu không có học sinh kém, giảm tỷ lệ HS yếu dưới 1%.
Từ năm học 2019-2020, nhà trường chỉ đạo Đoàn - Đội, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiếp tục phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Quan tâm giúp đỡ những em khó khăn. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể, nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em tham gia nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội đến với học sinh. Tham mưu với chính quyền địa phương để quản lý các quán intenet một cách có hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và điều chỉnh phân công chuyên môn hợp lý để nâng đều tỉ lệ HS khá, giỏi giữa các khối.
Ngay từ đầu năm phân loại học sinh, giao khoán chất lượng cho giáo viên. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đại trà.
Có nhiều chính sách thi đua khen thưởng kịp thời xứng đáng với sự nỗ lực của CB - GV - NV và  học sinh.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 5
Những điểm mạnh
Qua thực tế của 4 năm gần đây, các hoạt động dạy và học của  nhà trường luôn được thực hiện có nền nếp, đảm bảo nội dung chương trình và kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã thực hiện dạy đúng, dạy đủ theo phân phối chương trình, không cắt bớt chương trình. Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá được duy trì thường xuyên và nghiêm túc theo chỉ đạo của ngành. Qua các chuyên đề mà chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện, việc đổi mới phương pháp ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu chung. Hoạt động dạy học của giáo viên đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh xây dựng bài sôi nổi và có hiệu quả. Nhà trường đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua mỗi chuyên đề học sinh tiếp thu được nhiều điều bổ ích liên quan trực tiếp đến đời sống học sinh hằng ngày. Nhà trường cũng đã chú trọng đến việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức phong phú và có hiệu quả. Vì vậy, nhà trường luôn đảm bảo xanh - sạch - an toàn và đẹp. Trong 4 năm vừa qua, kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực hằng năm của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục. Nhiều năm liền nhà trường không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu, kém, không có học sinh vô lễ với giáo viên, không có học sinh bị truy cứu về trách nhiệm hình sự.Trong hoạt động giáo dục, coi trọng chất lượng giáo dục học sinh trên cả 3 lĩnh vực: chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi và hạn chế tỷ lệ học sinh yếu. Trong các năm qua, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt trung bình trên 99%. Tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình trở lên trên 95%, học sinh khá 35%, học sinh giỏi trên 5%. Học sinh giỏi tỉnh trong những năm gần đây đạt kết quả tốt.
 Những điểm tồn tại
Chất lượng học sinh giỏi hằng năm chưa ổn định; số lượng HSG một số môn thấp, số học sinh giỏi tỉnh chưa nhiều. Vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học. Các hoạt động giáo dục triển khai đầy đủ, cụ thể đến giáo viên song việc lưu trữ hồ sơ chưa thật đầy đủ, còn để hư hỏng, thất lạc. Công tác PCGD mặc dù đã đạt kết quả khá tốt nhưng hằng năm vẫn còn có học sinh bỏ học. Việc vận động số học sinh bỏ học quay trở lại trường còn hạn chế.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN V
-  Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu
+ Đạt yêu cầu mức độ 1: 06
+ Đạt yêu cầu mức độ 2: 06
+ Đạt yêu cầu mức độ 3: 06
-  Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu:
+ Không đạt yêu cầu mức độ 1: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 2: 0
+ Không đạt yêu cầu mức độ 3: 0
Phần  III
KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây là toàn bộ báo cáo tự đánh giá trường THCS Diễn Lâm. Báo cáo này hoàn thành là thành quả lao động không ngừng, sự tập trung trí tuệ, sự đồng tâm đồng lòng của tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là Hội đồng tự đánh giá. Các tổ chức trong bộ máy của nhà trường hoạt động một cách đồng đều, đạt kết quả tốt. Công tác quản lý nhà trường được thực hiện khá bài bản, khoa học và sáng tạo. Đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn tốt, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có hơn 90% trên chuẩn. Trong giảng dạy luôn có chí hướng đổi mới phương pháp, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Hằng năm, tập thể CB, GV, NV đều được xếp loại khá và xuất sắc trở lên. Hệ thống CSVC của nhà trường khá khang trang, đẹp, đáp ứng được nhu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học tập của học sinh luôn luôn đạt kết tương đối tốt. Trong quá trình hoạt động, nhà trường luôn có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là Ban đại diện CMHS. Chính sự phối hợp chặt chẽ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đến nay, trường đã nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và tập “Thể lao động tiên tiến xuất sắc”.
Đối chiếu với thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018, Hội đồng TĐG thống nhất kết quả đánh giá các tiêu chí của các tiêu chuẩn như sau:
                 Tiêu chí
 
Tiêu chuẩn
Đạt mức 1 Đạt mức 2 Đạt mức 3
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Tiêu chuẩn 1 10 100% 10 100% 10 100%
Tiêu chuẩn 2 4 100% 4 100% 4 100%
Tiêu chuẩn 3 6 100% 6 100% 6 100%
Tiêu chuẩn 4 2 100% 2 100% 2 100%
Tiêu chuẩn 5 6 100% 6 100% 6 100%
Mức đánh giá của cơ sở giáo dục: Mức 3
Đối chiếu với các thành quả về hoạt động giáo dục mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là từ năm học 2014 – 2015 đến nay; Căn cứ vào thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hội đồng TĐG trường THCS Diễn Lâm tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Cấp độ 3. Đề nghị Hội đồng đánh  đánh giá công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3.
                             Diễn Châu, ngày 29 tháng 05 năm 2019
                                                      TM. HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
                                                                  HIỆU TRƯỞNG
 
 
                                                              Lê Quang Phúc
 
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay459
  • Tháng hiện tại9,476
  • Tổng lượt truy cập861,662
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây