Trường THCS Diễn Lâm - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdienlam.dienchau.edu.vn


Cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh THCS năm học 2018 - 2019

Trần Thị Xuân và Nguyễn Thị Trà My học sinh lớp 9B là tác giả của sản phẩm khoa học "Đừng để Hổ biến mất"

Trần Thị Xuân và Nguyễn Thị Trà My học sinh lớp 9B là tác giả của sản phẩm khoa học "Đừng để Hổ biến mất"

Vừa qua, Trường THCS Diễn Lâm đã tổ chức Hội thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh THCS năm học 2018 - 2019. Hội thi đã thu hút được đông đảo các em học sinh và có nhiều sản phẩm tham gia dự thi. Nhà trường đã lựa chọn sản phẩm xuất sắc nhất tham gia Hội thi sáng tạo KHKT cấp Huyện năm học 2018 - 2019 là "Đừng để Hổ biến mất" của hai em học sinh Trần Thị Xuân và Nguyễn Thị Trà My, học sinh lớp 9B. Hổ, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hay chúa sơn lâm (danh pháp hai phần: Panthera tigris) là 1 loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), và là một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu) ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Ngày nay, theo thống kê của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, trên thế giới chỉ còn khoảng 5000 - 7000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Số lượng loài động vật quý hiếm này hiện nay đã giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm số lượng hổ trầm trọng chính là do nạn săn bắn, buôn bán trái phép và sự suy giảm sinh cảnh, nguồn thức ăn của loài hổ, nạn chặt phá rừng nghiêm trọng. Trong đó, hiểm họa lớn nhất với hổ là hoạt động săn bắn buôn bán trục lợi, lấy da, xương, hay các bộ phận khác hoặc dùng để nấu cao, làm thuốc... Điều phi lý là mặc dù không hề có cơ sở khoa học, vậy mà hổ vẫn bị xẻ thịt và tận dụng từng bộ phận để làm thuốc chữa bệnh tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và đặc biệt là tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Diễn Lâm có rất nhiều người dân làm ăn buôn bán ở các nước bạn Lào và các nước lân cận. Để trục lợi có rất nhiều người đã làm ăn phi pháp bằng việc buôn bán và nấu cao hổ, nhiều đối tượng đã bị lực lượng công an phát hiện và bắt quả tang, họ đã sa vào lưới pháp luật, vướng vào con đường tội lỗi. Đứng trước tình trạng đó, để có giải pháp bảo vệ hổ khỏi bị tuyệt chủng, khôi phục sinh cảnh cho hổ đảm bảo cân bằng sinh thái và duy trì, phát triển loài động vật quý hiếm này, tránh nạn buôn bán và nấu cao làm thuốc, chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu “Đừng để Hổ biến mất” nhằm góp một phần giải pháp để bảo vệ Hổ. - Ý tưởng nghiên cứu: + Địa phương thường xuyên có tình trạng nuôi nhốt hổ, xẻ thịt hổ, lấy xương hổ nấu cao + Ý thức bảo vệ của người dân, trong đó có rất nhiều học sinh chưa cao. - Lợi ích đề tài mang lại: +Giúp chúng tôi biết nghiên cứu khoa học xã hội, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. + Góp phần bảo tồn loài hổ. - Công việc chính đã thực hiện, kết quả đạt được: Đã thực hiện thành công công trình “Đừng để Hổ biến mất”
dowload

Tác giả bài viết: Lê Quang Phúc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây