Chiến lược phát triển Tổ chuyên môn THCS

Chủ nhật - 07/08/2022 21:09
Tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, chất lượng, nhân văn; giúp cho mỗi học sinh đều có điều kiện tốt để phát triển năng lực cá nhân, hoàn thiện bản thân, tiến tới xây dựng một mẫu “Trường học hạnh phúc”.
TỔ KHTN
TỔ KHTN
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔ CHUYÊN MÔN THCS
Phần 1. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ Công văn số 1496/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27/04/2022 Bộ GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;
  - Căn cứ Công văn số 804/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/04/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023; Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT; Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT; Công văn số 407/PGD&ĐT-THCS ngày 10/5/2022 của Phòng GDĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình GDTHCS năm học 2022-2023
Trên cơ sở kế hoạch giáo dục nhà trường và đặc điểm tình hình của tổ Khoa học Tự Nhiên, Tổ chuyên môn xây dựng chiến lược phát triển Tổ CM cho năm học 2022-2023 và làm cơ sở cho những năm tiếp theo như sau:
Phần 2. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN TỔ CM
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ
* Về cơ chế, chính sách:
Đảng và Nhà nước ta đã và đang xây dựng các cơ chế, chính sách về giáo dục rất đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn và xu hướng phát triển của giáo dục trong thời kì hiện nay bằng việc ban hành các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông…
Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kì 2020-2025, Nghị quyết HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026 tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, hoàn thiện hóa các cơ chế chính sách nhằm phát triển giáo dục. Các chủ trương, cơ chế chính sách đó tạo điều kiện tốt cho các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng phát triển nhà trường.
1.2. Thách thức
- Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi cán bộ giáo viên trong nhà trường nói chung và tổ KHTN nói riêng phải có sự thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành.
- Một bộ phận phụ huynh do kinh tế khó khăn phải đi làm xa, gửi con lại cho ông bà quản lý nên việc quan tâm chưa đầy đủ, chưa thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
 
- Xã hội phát triển, việc hội nhập ngày càng sâu rộng kéo theo nhiều mặt trái; các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành vi của học sinh.
- Kinh tế địa phương còn nhiều hạn chế, nên công tác xã hội hóa tạo nguồn lực đầu tư tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị còn hạn chế.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh của Tổ CM KHTN:
* Về đội ngũ CB, GV, NV:
Tổ có đủ số lượng giáo viên theo quy định. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn. Phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Tập thể GV của Tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn.
Cơ bản đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, năng lực CM tốt
* Về cơ sở vật chất:
Nhà trường có đủ phòng học, phòng bộ môn và các phòng chức năng phục vụ học tập cho học sinh; đủ phòng làm việc cho cán bộ, giáo viên. Trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục đảm bảo ở mức cơ bản.
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ổn định, trong năm năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng ở tốp đầu các trường THCS trong huyện. Các môn học của Tổ KHTN đạt giải cao thi HSG cấp Huyện, Tỉnh.
2.2. Hạn chế, khó khăn
* Về Công tác chỉ đạo và đội ngũ:
- Thiếu sự chuẩn bị của cán bộ quản lý
- Việc lập kế hoạch chiến lược chưa được coi trọng
- Nhiều GV có nhà xa trường, việc đi lại khó khăn
- Đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều.
* Về học sinh:
- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích ứng với phương pháp dạy học mới; mặt khác các trò chơi điện tử bên ngoài nhà trường đã làm cho học sinh không xác định đúng động cơ học tập còn bị phân tán tư tưởng và thời gian .
Phần 3. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
I. Sứ mệnh
Tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, chất lượng, nhân văn; giúp cho mỗi học sinh đều có điều kiện tốt để phát triển năng lực cá nhân, hoàn thiện bản thân, tiến tới xây dựng một mẫu “Trường học hạnh phúc”.
II. Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành Tổ LĐTTXS, giáo dục có chất lượng cao của huyện, hướng tới giáo dục nên những người công dân toàn cầu.
III. Phương châm hành động                  
Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của Tổ.
IV. Hệ thống giá trị cơ bản cốt lõi.
- Đoàn kết - Nhân ái
- Tự trọng - Trung thực
- Trách nhiệm - Hợp tác
-  Khát vọng - Sáng tạo
Phần 4. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CB – GV – NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới.
- Huy động nguồn lực để xây dựng hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ II, đáp ứng tốt yêu cầu chương trình GDPT mới.
- Xây dựng Tổ theo mô hình giáo dục hiện đại, phù hợp với điều kiện của địa phương và xu thế phát triển của đất nước.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Mục tiêu ngắn hạn: Năm học 2022 – 2023
1.1. Về giáo viên
+  100% tham gia dự giờ, thực hiện thao giảng, hội giảng theo yêu cầu.
+ 100% cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 26 của Bộ GD
+ 100% các đề kiểm tra định kỳ phải có ma trận đề đặc tả.
+ 100% các đề kiểm tra định kỳ phải được tổ trưởng phê duyệt.
+ 100% giáo viên  sinh hoạt nghiên cứu, thống nhất các yêu cầu và hướng dẫn về (qui chế ) Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT kết hợp TT 26 của BGDĐT (Lớp 8,9); Thông tư 20 (chương trình GDPT 2018 lớp 6,7)
- Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện: 2 đồng chí
- GV chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh: 01 đồng chí
- Giáo viên giỏi cấp huyện: 2 đồng chí
- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1 đồng chí
 
1.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
          * Chỉ tiêu:17 em học sinh giỏi huyện; trong đó:
           + Môn Toán : 3 em; Trong đó K9(3) trong đó có 1 em đạt học sinh giỏi tỉnh
           + Môn Lý : 3 em: Trong đó khối K9(3)
           + Môn Hóa : 6 em: Trong đó  K9(3); trong đó có 1 em đạt học sinh giỏi tỉnh
           + Môn Sinh: 3 em: Trong đó K9(3); trong đó có 1 em đạt học sinh giỏi tỉnh
           +  Môn tin: 2 em
     * Giải pháp:
- Thành lập đội tuyển học sinh giỏi ngay từ đầu năm học. 
-  Nhóm chuyên môn thảo luận xây dựng khung chương trình bồi dưỡng.
- Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng căn cứ phân phối để soạn bài và lên lớp.
- Các giáo viên trong nhóm hỗ trợ giáo viên trực tiếp dạy về kinh nghiệm, phương pháp, tài liệu ... nếu giáo viên dạy yêu cầu.
- Triển khai bồi dưỡng vào đầu tháng 9/2022 theo lịch học của nhà trường. Ngoài ra động viên giáo viên bồi dưỡng tăng buổi cho học sinh.
- Kết quả bồi dưỡng được đưa vào thành một tiêu chí thi đua đối với giáo viên được phân công.
1.3. Chất lượng đại trà:
HL: Giỏi 15%; khá 45%; TB 39%; Yếu dưới 1%
HK: Tốt 85%; KHÁ 14%; TB dưới 1%
1.3. Phụ đạo học sinh yếu, kém
* Chỉ tiêu:
- Loại yếu : tối đa 1%
- Không có học sinh kém.
* Giải pháp: 
          - Khảo sát, phân loại học sinh , lập danh sách học sinh yếu kém. Tìm hiểu nguyên nhân và tổ chức dạy phụ đạo dưới 1 trong 2 hình thức:
+ Tổ chức của nhà trường.( đối với giáo viên  được phân công)
+ Kèm cặp tự nguyện của giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy .( mỗi tuần giáo viên  ra bài tập, yêu cầu học sinh làm, giáo viên  chấm chữa , trả để học sinh rút kinh nghiệm).
- Phối hợp với gia đình để cùng quản lí và đốc thúc các em học tập.
- Các nhóm xây dựng KHGD phụ đạo.
- Giáo viên dạy soạn bài theo KHGD và lên lớp có giáo án.
- Kết quả dạy phụ đạo được đưa vào thành một tiêu chí thi đua đối với giáo viên được phân công.
1.4.  Công tác dạy thêm, học thêm.
* Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên thực hiện công tác dạy thêm theo đúng quy định.
- 100% giáo viên lên lớp có giáo án đầy đủ. Bài dạy được soạn theo KHGD của nhà trường.
* Giải pháp:        
- Nhóm CM xây dựng KHGD từ đầu năm học.
- Giáo viên dạy soạn bài chu đáo trước khi lên lớp.
- Thực hiện số buổi theo quy định của nhà trường.
- TTCM kiểm tra đột xuất giáo án.
2. Mục tiêu dài hạn:... 
Phần 5. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Giải pháp:
- Mỗi giáo viên phải thực hiện ít nhất 35 tiết/năm học dạy sử dụng bài giảng điện tử.
- Kiểm tra hồ sơ, giáo án: 2 lần/năm
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo kế hoạch của Tổ và quy định của BGH.
- Thực hiện đúng kế hoạch dạy học theo quy định là 35 tuần thực học.
- Mỗi giáo viên thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của CTGDPT 2018 mà Bộ GDĐT qui định (áp dụng với khối 6,7 và khuyến khích đối với khối 8,9). Coi trọng thực hành rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt 1 chuyên đề/năm học.
+ Hiểu và vận dụng được việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
+ Nắm vững và vận dụng được kỹ thuật ra đề các loại câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
+ Lập được ma trận đặc tả. Xây dựng đề kiểm tra với kiến thức trọng tâm; ngôn ngữ trong sáng, đơn trị, chính xác về mặt kiến thức.
+ Không ra đề kiểm tra các nội dung giảm tải.
+ Tuân thủ qui trình của việc chấm, sửa bài kiểm tra và nhận xét bài kiểm tra của học sinh cần thể hiện cái tâm với nghề, với các em học sinh, nhất là những học sinh yếu kém.
+ Lựa chọn và xây dựng được đội tuyển học sinh giỏi đúng đối tượng, năng lực.(Tạo nguồn và tích cực BD từ lớp 6)
+ Khuyến khích động viên học sinh nâng cao ý thức học tập.
+ Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm BDHSG trong những năm học vừa qua.
+ Xây dựng được chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
 
Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường
- Giáo viên giỏi cấp huyện: 2 đồng chí
- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1 đồng chí
 Giải pháp:
- Mỗi tổ viên cần coi trọng thao giảng là một hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của bản thân. Tham gia hội giảng GV dạy giỏi cấp trường sôi nổi, chất lượng.
- Tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc.
- Phân công giáo viên dạy mẫu
- Tích cực tự học tự bồi dưỡng, lập KH theo chuyên đề tự học.
- Đầu tư thêm phần chương trình địa phương, tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các môn học và rèn kĩ năng sống cho HS.
- Chú ý ở phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
- Phát huy cao nhiều tiết dạy có UDCNTT trong dạy học.
- Nhóm chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng GV cụ thể
- Về sáng kiến kinh nghiệm:
* Chỉ tiêu:
- Cấp trường: động viên các thành viên  trong TCM có SKKN nạp về trường đúng thời gian quy định.
- Cấp huyện: 03 SKKN
* Giải pháp:
- Có kế hoạch định hướng thời gian để lập đề cương và viết thành bài hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng.
- Đề tài đảm bảo nội dung và hình thức, có sự đầu tư, nạp cho CM đúng thời gian.
- Tổ chức chuyên đề, hội thảo, ngoại khóa, dự kiến:
Thứ nhất: Dự kiến thực hiện chủ đề môn học (cá nhân và tổ chuyên môn thực hiện theo CV 3280/BGDĐT, 5512/BGDĐT)
* Chuyên đề của TCM: Phấn đấu thực hiện 2 chuyên đề/năm học 
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
        1.Đối với Tổ trưởng, tổ phó
        - Xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động giáo dục trong tất cả giáo viên trong tổ nắm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong tổ thực hiện.
      - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch, đảm bảo thực hiện các hoạt động đúng tiến độ, có hiệu quả.
     - Sau mỗi học kì, Tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
     - Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
     - Hàng tuần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, kế hoạch bài học (giáo án), kiểm tra nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ tiết dạy, các tiết thao giảng, chuyên đề, ….
    - Thường xuyên theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng phòng học bộ môn, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học thông qua báo cáo tháng và việc dự giờ thăm lớp.
    - Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ, sổ sách của tổ viên theo yêu cầu cấp trên
    - Tổ kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ viên 2 lần/học kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
    - Theo dõi, thống kê, tổng hợp và báo cáo kịp thời các mặt hoạt động của tổ cho Ban Giám hiệu và cấp trên.
        2.Đối với giáo viên
       - Xây dựng đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng qui định. Sử dụng, lưu trữ và bảo quản tốt.
       - Các thành viên trong tổ thông tin kịp thời những khó khăn vướng mắc hoặc nhiệm vụ phát sinh cho Tổ trưởng và Tổ phó chuyên môn.
       - Nạp các báo cáo theo yêu cầu kịp thời và nghiêm túc.
       - Việc cập nhật điểm và báo giảng trên vnedu.vn phải thực hiện đầy đủ và thường xuyên theo kế hoạch đã thống nhất.
TỔ TRƯỞNG
 
 
(ĐÃ KÍ)
 
Hà Nam Trung
Diễn Lâm, ngày tháng ... năm 20
HIỆU TRƯỞNG
 
(ĐÃ KÍ) 
 
Lê Quang Phúc

 

Tác giả bài viết: Hà Nam Trung

Nguồn tin: Tổ chuyên môn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây