Download tài liệu đầy đủ tại đây I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trườngDiễn Lâm là xã nằm ở Tây Bắc của huyện Diễn Châu, là một trong những xã còn nhiều khó khăn, cũng là xã đặc trưng về vị trí, địa hình của huyện Diễn Châu, xã duy nhất có địa hình là rừng núi và đồng bằng. Toàn xã trước đây có 25 xóm (hiện nay có 11 xóm), có một bộ phận nhân dân theo đạo Thiên chúa (xóm 7). Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ. Trong những năm gần đây, xã Diễn Lâm đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội. Cùng với quá trình phát triển đó, lĩnh vực giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, cả ba cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS) đều đạt chuẩn Quốc gia.
Trường THCS Diễn Lâm nằm ở trung tâm xã Diễn Lâm, phía bắc và tây bắc giáp với Trạm y tế xã và dân cư xóm 4; phía đông giáp Trường Mầm non Diễn Lâm1 và phía tây, phía nam là cánh đồng của xóm 4. Hiện nay Trường THCS Diễn Lâm có tổng diện tích đất 11.165,0 m
2.
Trường THCS Diễn Lâm tiền thân là trường Phổ thông cơ sở Diễn Lâm được thành lập năm 1962. Đến năm 1982, hợp lại với trường tiểu học thành trường cấp I-II Diễn Lâm. Năm 1990, hệ thống trường THCS thành lập trên cả nước, địa bàn của trường THCS Diễn Lâm từ đó đến nay thuộc địa bàn xóm 4 xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Trong ba mươi năm sau ngày tái thành lập, được sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Diễn Lâm, sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS; với quyết tâm cao, thầy và trò trường THCS Diễn Lâm đã vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Quy mô trường lớp được giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, khang trang, phòng học, phòng chức năng có đầy đủ thiết bị, phòng bộ môn với trang thiết bị đạt chuẩn, khu vui chơi, khu luyện tập TDTT, thư viện xanh, vườn sinh học, đảm bảo việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tổng quan nhà trường được bố trí, quy hoạch một cách khoa học, ngoài khu phục vụ học tâp, nhà trường còn chú trọng sửa sang và tu bổ khuôn viên, tôn tạo cảnh quan trong và ngoài nhà trường, duy trì và giữ vững “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ghi nhận sự nỗ lực to lớn đó, ngày 31 tháng 7 năm 2009, trường THCS Diễn Lâm được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2015-2016 trường đạt Cấp độ 3 kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ học sinh lên lớp trong những năm qua thường đạt 100%; tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi ngày càng cao, học lực yếu giảm dần. Chất lượng giáo dục đạo đức cũng rất tốt; hàng năm, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đều trên 97%, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu, kém. Nhờ vào chất lượng giáo dục toàn diện nên tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 trong 5 năm qua đều trên 98%, chất lượng thi vào lớp 10 THPT cũng luôn nằm trong tốp đầu của Phòng GD&ĐT Diễn Châu.
Chất lượng mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực. Là trường luôn có tỉ lệ học sinh giỏi huyện và tỉnh đứng tốp đầu của huyện, chất lượng thi học sinh giỏi đều đạt kết quả khả quan. Từ năm học 2015-2016 đến nay, trường có 238 học sinh được công nhận học sinh giỏi huyện và có 7 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh; Học sinh nhà trường cũng tích cực tham gia các kì thi STKHKT: 04 năm liên tục tham gia và đạt giải tại các cuộc thi KHKT cấp huyện, năm học 2019-2020 với dự án “Dụng cụ bổ trợ đa năng trong luyện tập Thể dục thể thao” của 02 em học sinh Hồ Thu Trang và Nguyễn Thị Kim Thúy đã đạt giải Nhì cấp huyện.
Năm học 2019-2020, trường có 34 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 02 cán bộ quản lí, 01 nhân viên; 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 33 đồng chí có trình độ trên chuẩn. Số học sinh là 663(03 học sinh hòa nhập) em chia thành 16 lớp. Trường có tổ chức chi bộ Đảng gồm 25 đảng viên, liên tục đạt cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện cuộc vận động “
Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt việc “
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin”, “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, trường THCS Diễn Lâm đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Với sự cố gắng của tập thể nhà trường, trường THCS Diễn Lâm đã vinh dự được Hội đồng thi đua huyện Diễn Châu công nhận Trường tiến tiến và tiên tiến xuất sắc trong các năm học 2015-2016 cho đến nay.
Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương Diễn Lâm, Chi bộ, BGH trường THCS Diễn Lâm đã lập Kế hoạch xây dựng trường THCS Diễn Lâm giữ vững kiểm định chất lượng mức độ 2 và trường chuẩn quốc gia trong năm học 2019-2020.
Nhà trường xác định, trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng. Giáo dục giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung; phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra - đánh giá; bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tự đánh giá chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhà trường đã xác định tự đánh giá chất lượng giáo dục trong Kiểm định chất lượng giáo dục sẽ tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục của nhà trường. Từ đó để xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia theo như mong muốn của đảng bộ, chính quyền nhân dân địa phương cũng như của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
2. Mục đích Tự đánh giá Mục đích của tự đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của của trường, để từ đó tiếp tục xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đưa chất lượng giáo dục lên cao hơn. Tự đánh giá là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá chất lượng, thông qua tự đánh giá để nhà trường đề xuất với cấp trên tiến hành đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đanh giá.Về công cụ đánh giá:
Công cụ tự đánh giá là Thông tư 42/2012/TT-BGD-ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (trước đây) và Thông tư 18/2018/TT-BGD-ĐT ngày 22/08/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (hiện nay) cùng với các văn bản hướng dẫn kèm theo. Căn cứ vào các công cụ này để nhà trường tự đánh giá chất lượng của nhà trường trong từng năm học. Nhà trường cũng sử dụng máy vi tính, máy in, máy Photocopy, mạng Internet... để thu thập thông tin, minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá.
Về phương pháp đánh giá.
Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chí; thu thập thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan...., Quy trình của quá trình tự đánh giá được thực hiện như sau:
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG, công bố quyết định thành lập Hội đồng TĐG, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phân công dự thảo kế hoạch TĐG. Hội đồng TĐG bao gồm các thành viên ban giám hiệu, lãnh đạo các đoàn thể và giáo viên cốt cán trong nhà trường.
- Hội đồng tự đánh giá nghiên cứu kĩ các văn bản về kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia để xây dựng Kế hoạch tự đánh giá và xây dựng trường chuẩn quốc gia;
- Phổ biến chủ trương, triển khai Kế hoạch TĐG và xây dựng trường chuẩn quốc gia đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Cử giáo viên tham gia tập huấn, triển khai phương pháp tự đánh giá và xây dựng trường chuẩn quốc gia đến tất cả các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá cũng như giáo viên toàn trường.
- Dựa vào phiếu phân tích tiêu chí để hoàn thiện hệ thống minh chứng sau đó mã hóa hệ thống minh chứng.
- Phân công thành viên viết phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tiêu chuẩn đồng thời với việc bổ sung, dán mã minh chứng.
- Hoàn thành báo cáo tự đánh giá; Công bố báo cáo tự đánh giá để lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá sau khi đã có đóng góp ý kiến.
- Làm hồ sơ đề nghị cấp trên tiến hành đánh giá ngoài.
- Cùng với quá trình hoàn thiện hồ sơ, nhà trường từng bước xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất để đảm bảo các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Để quá trình tự đánh giá và xây dựng trường chuẩn quốc gia diễn ra thuận lợi, Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, chính quyền hai địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường. Qua đó cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc tự đánh giá và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Kết quả của quá trình tự đánh giá:
Từ năm học 2015-2016 đến nay, năm nào nhà trường cũng tiến hành tự đánh giá chất lượng. Chính vì vậy, ban giám hiệu đã huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện quá trình tự đánh giá đồng thời với việc xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường hướng tới đạt chuẩn quốc gia.
Bản báo cáo tự đánh giá của nhà trường được trình bày lần lượt từ tiêu chuẩn I đến tiêu chuẩn V. Mỗi tiêu chuẩn có phần mở đầu nêu lên khái quát chung của tiêu chuẩn; tiếp theo là sự đánh giá lần lượt các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó và cuối cùng là kết luận về tiêu chuẩn.
Trong mỗi tiêu chí, báo cáo tự đánh giá đều liệt kê đầy đủ các chỉ báo, tiếp theo là mô tả thực trạng của tiêu chí. Thực trạng của tiêu chí được mô tả rõ ràng, sát thực tế và có đầy đủ minh chứng kèm theo. Tiếp sau việc mô tả thực trạng là việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của tiêu chí để từ đó có giải pháp tiếp tục phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để hoàn thiện các tiêu chí.