Trường THCS Diễn Lâm - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdienlam.dienchau.edu.vn


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỢT 2 - NGỮ VĂN 8

Download tài liệu tại đây

PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Lập bảng tổng kết về đặc điểm và công dụng các kiểu câu phân theo mục đích nói đã và sẽ  học. Cho ví dụ minh họa?( Theo mẫu)
*Các kiểu câu:
  • Câu nghi vấn
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Câu phủ định
TT Kiểu câu Đặc điểm và công dụng Ví dụ
Câu 1: ? Thế nào là hành động nói ?  Các hành động nói thường gặp? Cách thực hiện các hành động nói?
Câu 2: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội được xác định bởi những quan hệ nào?
Lượt lời là gì? Khi sử dụng lượt lời cần chú ý điều gì?
Câu 3: Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu?
             Nêu những tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
Câu 4: Giải thích lí do lựa chọn trật tự ngữ in đậm trong những câu sau:
  1. Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đô đến trách […] ( Truyện dân gian Việt Nam).
      b. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
      c.       Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
                Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
                Núi không đè nổi vai vươn tới
                Lá nguỵ trang reo với gió đèo…
                                                               (Tố Hữu, Ta đi tới)
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
…Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
Sao cô biết mợ con có con?
a. Xác định kiểu câu và mục đích của các câu trong đoạn trích trên?
b. Xác định hành động nói và mục đích của Hành động nói trong đoạn trích trên?
c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu in đậm. Xét về cấu tạo câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 6.   Xác định biện pháp tu từ và nêu giá trị của biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:
a.    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
  Người thuê viết nay đâu
  Giấy đỏ buồn không thắm
  Mực đọng trong nghiên sầu.
b     Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
        Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
       Cánh buồm dương, to như mảnh hồn làng
       Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
c          Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
            Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
            Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
            Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
d      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
   Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
                                                      PHẦN VĂN HỌC        
  1. Em hãy lập bảng tổng kết về kiến thức các văn bản đã và sẽ  học trong học kì II theo mẫu sau:
TT Tên văn bản Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại Nội dung Nghệ thuật
     2.Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu?
PHẦN TẬP LÀM VĂN:
      I.Nắm vững kiến thức của kiểu bài thuyết minh:
       1. Dàn bài của bài văn thuyết minh?
       2. Đề minh họa:Viết một bài văn ngắn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em.
    II. Nắm vững kiến thức về kiểu bài nghị luận:
  1. Dàn bài nghị luận văn học( Nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ)?
  2. Dàn bài nghị luận xã hội ( Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống)?
Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.
          Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
                      Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
                      ………………………………………….
                      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
          Đề 3: Phân tích  bài thơ  Tức cảnh Pác Bó của tác giả Hồ Chí Minh.
          Đề 4:  Cảm nhận về số phận của người dân thuộc địa qua văn bản “Thếu máu” của        Nguyễn Aí Quốc.
           Đề 5. Suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Lộc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây