23:21 30/10/2018
Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức của CBQL, giáo viên và học sinh. Trong một vài năm gần đây, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9, đội tuyển HSG trường THCS Diễn Lâm đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần vào kết quả chung của ngành giáo dục huyện nhà. Hội thảo đã nghe nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều giáo viên có nhiều thành tích trong công tác Bồi dưỡng HSG như: Thầy giáo Phạm Văn Lâm, thầy giáo Nguyễn Tiến Huy, thầy giáo Vũ Hồng Vân, thầy giáo Đoàn Hùng Phúc và cô giáo Trịnh Thị Hoa,...Qua các ý kiến trao đổi, chúng tôi đúc kết thành một số điểm nổi bật như sau: I. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở trường THCS Diễn Lâm 1. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG. - Có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên. 2. Khó khăn - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. - Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều. - Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân. - Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau. - Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi lớp 10 -THPT, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi THPT sau khi thi HSG. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao. Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một nhiều năm tham gia công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng HSG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây. II. Một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BD HSG 1. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học, nhiệm vụvà sự chỉ đạo của Phòng GDĐT, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện. Trong kế hoạch, cần chú trọng đến: - Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Nội dung trọng tâm của chương trình là gì? - Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng HSG. - Lựa chọn, thi chọn đội tuyển HSG của các bộ môn. - Thời gian dự kiến hoàn thành các chuyên đề và toàn bộ chương trình. - Quản lý, chỉ đạo và điều chỉnh nội dung bồi dưỡng HSG 2. Việc quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG - Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. - Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng và trang thiết bị hiện có cho dạy học nói chung và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu. Tham mưu với các cấp việc xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việcbồi dưỡng học sinh giỏi. - Huy động các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Việc xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG - Giáo viên bồi dưỡng HSG cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền (từ lớp 6 đến lớp 9) - Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu. - Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người. - Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí đối với giáo viên BDHSG. - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề. - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, sưu tầm và đọc tài liệu trong và ngoài nước, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua. 4. Việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG Uy tín và năng lực của người thầy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là: - Giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic … - Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. - Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các trường khác... 5. Công tác thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là các thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được: - Đối với học sinh: Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm theo nghị quyết của Hội đồng trường. Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường cần tham mưu với Ban đại diện CMHS các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu. - Đối với giáo viên: Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường. 6. Đề xuất, kiến nghị đối với Phòng GD&ĐT - Tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường THCS trong toàn huyện. Tổ chức biên soạn và cung cấp một số tài liệu cơ bản cho các nhà trường. - Hướng dẫn công tác tài chính trong việc bồi dưỡng HSG.
09:59 31/05/2017
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2016 – 2017 PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016- 2017 Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của phòng GD&ĐT Diễn Châu, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Ban thường vụ Đảng ủy xã Diễn Lâm; Sự phối hợp của ban ngành đoàn thể cấp xã; Sự nỗ lực phấn đấu của CBGVNV và học sinh trường THCS Diễn Lâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 trên tất cả các mặt giáo dục toàn diện. I. Đặc điểm tình hình 1. Quy mô trường lớp: - Số lớp 19: K6: 5; K7: 5; K8: 4; K9:5 - Số học sinh: Số học sinh đầu năm học: 654 Số học sinh cuối năm học: 650; Bỏ học 4 em (0,61%) trong đó khối 7 có 2 em, khối 8 có 2 em. - Học sinh hộ nghèo: 39; Học sinh hộ cận nghèo: 44. 2. Đội ngũ Tổng số CBCC, VC, NV: 48 (biên chế 45, hợp đồng trường 3) Trong đó: Ban Hiệu vu: 2; Giáo viên: 40; Tổ Văn phòng: 5; Bảo vệ: 1 Về trình độ đào tạo: Đại học: 44; Cao đẳng: 1( Không tính hợp đồng trường) Chi bộ có 26 Đảng viên ( Trong đó nữ: 7). Giáo viên: Cơ bản đảm bảo cơ cấu, số lượng thực hiện nhiệm vụ năm học 3. Cơ sở vật chất Trường có 20 phòng học, 2 phòng thực hành, 12 phòng chức năng; thiết bị, đồ dùng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. 4. Thuận lợi; khó khăn a. Thuận lợi Được sự quan tâm, lãnh đạo địa phương và của các bậc cha mẹ học sinh hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản hoàn thiện, cảnh quan đẹp đảm bảo cho công tác dạy và học trong nhà trường. Cảnh quan đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường nhiệt tình trong công tác, có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác, khiêm tốn học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có hướng phấn đấu học tập để đạt chuẩn và trên chuẩn. Lãnh đạo, hội đồng sư phạm nhà trường thực sự là một khối đoàn kết nhất trí cao, sẵn sàng khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. b. Khó khăn Chất lượng đồ dùng, thiết bị dạy học được cấp đã lâu nên hỏng nhiều. Đội ngũ giáo viên ở xa nhiều, khu ký túc ẩm thấp, chật chội. Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em còn phó mặc cho nhà trường. II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. 1. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Ban chỉ đạo các cuộc vận động đã xây dựng kế hoạch, phát động triển khai cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,.... gắn với các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, các đợt thi đua chào mừng các sự kiện, các ngày lễ lớn trong năm học. Tổ chức cho CBNV- GV ký cam kết thực hiện nghiêm túc cuộc vận động, đăng kýviệc làm đổi mới, thiết thực và hiệu quả trong công tác của mình. Nhà trường có tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện của CB-GV vào các đợt thi đua. Lồng ghép nội dung cuộc vận động vào giảng dạy một số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề, văn hóa văn nghệ, trò chơi dan gian, tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học,... trong trường học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục truyền thống, lí tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, giá trị sống, quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường cho học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh tới trường. Nhà trường tu tạo cảnh quan, xây dựng quy tắc ứng xử sư phạm lành mạnh, thân thiện. 2. Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục. - Thực hiện kế hoạch của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, trường đã tiến hành phân công cụ thể cho từng giáo viên phụ trách, phối kết hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội tham gia vào công tác phổ cập giáo dục, tiến hành điều tra, thống kê, tổng hợp và nhập vào phần mềm vi tính. - Kết quả: - Tỷ lệ TNTH năm qua vào lớp 6: 180/180 đạt 100%. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cơ sở: 158/159 tỷ lệ: 99,37%. Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp THCS tỷ lệ 90,36%. Tại thời điểm tháng 10/2016 xã Diễn Lâm đạt tiêu chuẩn PCGD THCS. 3. Chất lượng giáo dục, các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trường tiếp tục triển khai đổi mới PPDH, đổi mới hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn nhằm trao đổi kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức hội thảo rèn kĩ năng sống cho học sinh, phát hiện kịp thời những học sinh có dấu hiệu bỏ học, tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Trường chỉ đạo thực hiện dạy đủ các môn học, các tiết học theo quy định, đúng phân phối chương trình. Thực hiên tốt quy chế chuyên môn, chương trình, thời khoá biểu và biên chế năm học. Thực hiện các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục( giáo dục bảo vệ môi trường, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, HĐGD ngoài giờ lên lớp, HĐGD tập thể, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp) đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục. - Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh: Xếp loại tốt: 456/650 đạt 70,15%; Xếp loại khá: 173/650 đạt 26,62%. Xếp loại trung bình: 16/650 đạt 2,46%; Không có học sinh yếu kém về đạo đức. - Chất lượng văn hoá học sinh: Xếp loại giỏi: 111/650 đạt 17,08%; Xếp loại khá: 277/650 đạt 42,62%; Xếp loại trung bình: 234/650 đạt 36%; xếp loại yếu: 25/650 đạt 3,58%. - Tốt nghiệp THCS: 158/159 tỷ lệ 99,37% trong đó giỏi: 25/159 tỷ lệ 15,72; khá: 79/159, tỷ lệ: 40,9%; trung bình: 54/159, tỷ lệ: 39,96%. - Kỳ thi KSCL cuối năm ở khối 9 xếp thứ 6/ 33 trường, vượt năm trước 11 bậc. Chất lượng mũi nhọn. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường rất quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và có các chế độ động viên, hỗ trợ kinh phí kịp thời. Giáo viên và học sinh thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiêm túc đúng quy định của nhà trường. Trong năm học vừa qua trường đã cử đội tuyển học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi các cấp. Kết quả HSG lớp 9 cấp huyện 30 em, tỷ lệ 18,2% xếp thứ 13/34 vượt năm trước 4 bậc; học sinh khá giỏi khối 6,7,8: 73/495 em, tỷ lệ: 14,7% xếp thứ 10/34 trường vượt năm trước 12 bậc; HSG IOE: 40 em; HSG Toán qua mạng: 41 em; HSG Lý qua mạng: 35 em; HSG Liên môn: 2 em. Chất lượng thi nghề phổ thông. Học sinh lớp 9 dự thi nghề 158/159; số học sinh đậu: 158. Trong đó loại giỏi 157/158, tỷ lệ: 99,37%; khá: 1/159. Dạy học tự chọn. - 100% học sinh được học chủ đề tự chọn, đưa hoạt động dạy môn tự chọn vào nền nếp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục địa phương. - 100% học sinh đựơc học giáo dục địa phương theo hướng dẫn của sở GD&ĐT cũng như việc dạy chương trình lồng ghép. 4. Tổ chức hoạt động NGLL, giáo dục thể chất, văn nghệ, y tế học đường và các hoạt động xã hội. 100% Giáo viên, học sinh được học giáo dục pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, đến nay không có CBCC, học sinh vi phạm pháp luật. 100% học sinh được tổ chức học giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng lớp tự quản, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động tập thể các hình thức học đa dạng Phát động các phong trào thi đua nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, các cuộc vận động, các cuộc thi do các cấp, các ngành tổ chức phát động, các chuyên đề, hội thảo, thăm quan ngoại khoá, hội thi. Tổ chức phát động tháng an toàn giao thông, tháng hành động vì trẻ em, tăng cường công tác quản lý học sinh, tăng cường chỉ đạo phòng chống đuối nước tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện an toàn giao thông, kí cam kết phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV-AIDS, phát động tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, các đợt nghỉ lễ, tết đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vui vẻ. Trường đã tổ chức và thực hiện kế hoạch mua thẻ BHYT trên 90% (Đạt chỉ tiêu giao) 100% Giáo viên, học sinh được học giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đường. Kết hợp với hội phụ nữ xã tổ chức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, phòng chống HIV/AIDS cho học sinh và khám sức khoẻ cho toàn bộ học sinh và có sổ theo dõi sức khoẻ. Tổ chức thực hiện các biện pháp y tế dự phòng, triển khai các biện pháp phòng dịch cho học sinh, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn trong trường học. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất. 5. Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý Nhà trường đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng và đề án của chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo cả ba mặt: Đánh giá sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trong quá trình tổ chức và thực hiện. Tích cực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho giáo viên theo quyết định số 16/2008/QĐ-BGDDT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục, phấn đấu “mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương về tự học sáng tạo”. Tiếp tục thực hiện và xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng việc triển khai đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư và công văn hướng dẫn của BGD&ĐT, chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch cán bộ quản lý theo quy trình chặt chẽ, đúng văn bản hướng dẫn. Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học, ngoại ngữ, bố trí giáo viên Tiếng Anh học bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giao đoạn 2008-2020”. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tự học, theo học các chuyên đề, học đại học để nâng chuẩn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cử giáo viên tham gia tập huấn các lớp học bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng ứng dụng tin học vào quản lý và giảng dạy do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. Tổ chức tốt việc tập huấn tại trường: Triển khai các nội dung đã tập huấn đến 100% giáo viên Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận và sử dụng các phần mềm về quản lý trường học, các tiện ích phục vụ công tác quản lý và dạy học. Chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện nền nếp hồ sơ, quy chế chuyên môn. Xây dựng kế hoạch, tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, thực hiện SHCM 2 buổi trên tháng ở tất cả các môn trong trường hoặc cụm chuyên môn ( trực tiếp và qua mạng). Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm: đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề, viết SKKN, xây dựng quỹ đề và sử dụng ngân hàng đề. Tăng cường dự giờ thăm lớp, quam tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thông qua các cuộc hội thảo từ cấp trường trở lên. Tiếp tục triển khai quy định đánh giá về giờ dạy của giáo viên. Tổ chức hội thảo, nghiệm thu các chuyên đề theo theo kế hoạch đã đăng ký của giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học, theo học các chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 97,5%. Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Xếp loại xuất sắc: 23/40, tỷ lệ: 57,5%; Loại Khá: 17/40, tỷ lệ/: 42,5%; Kết quả chuẩn hiệu trưởng: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng xếp loại xuất sắc, tỷ lệ 100%. Có 1 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Thi giáo viên giỏi cấp trường 15 giáo viên tham gia trong đó có 15 giáo viên đậu đạt tỷ lệ 100%. Có 6 giáo viên đạt GVDG cấp huyện chu kỳ 2015 – 2017. 6. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học Chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trong các hoạt động kiểm tra, tuyển sinh, xét tốt nghiệp Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, chú trọng xây dựng ngân hàng đề, nguồn học liệu mở, đảm bảo đánh giá đúng và phân loại được học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và các văn bản hướng dẫn của Phòng GD về công tác chuyên môn. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm: đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề, viết SKKN: 3SK được hội đồng khoa học ngành GD&ĐT Diễn Châu xếp bậc 3..... ..........
09:49 19/09/2016
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, PHỤ TRÁCH CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ CÁN BỘ CỐT CÁN BỘ CỐT CÁN TRONG NĂM HỌC 2016- 2017 1. Thầy Hoàng Xuân Hải : Hiệu trưởng - Tổ chức bộ máy nhà trường - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện năm học. - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn; phân công công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên - Chỉ đạo công tác tư tưởng, chính trị, công tác đối ngoại, tài vụ, thanh tra; công tác Đảng. - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh : Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch lãnh đạo, thực hiện công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất trường học; quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trường học. 2. Thầy Nguyễn Đình Thận: Phó Hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp trọng học sinh. - Chỉ đạo công tác hoàn chỉnh hồ sơ xét tuyển vào lớp 6, xét Tôt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục - Chỉ đạo công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. - Cùng Hiệu trưởng trực và quản lý mọi hoạt động của nhà trường trong từng tuần học 3. Trần Văn Hưng: Chủ tịch Công đoàn trường, tổ phó tổ khoa học tự nhiên. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường; Tổ phó tổ tự nhiên, công tác an ninh, trật tự an toàn trong trường. Trực thoe dõi hoạt động của nhà trường khi hiệu vụ đi công tác. Cốt cán môn Toán. 4. Hà Nam Trung: Tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động tổ Khoa học tự nhiên; Công tác CNTT, quản lý Website nhà trường; Giúp Hiệu trưởng thực hiện phần mềm quản lý nhà trường. 5. Đặng Thị Lương: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ Khoa học xã hội. 6. Lê Văn Ly: Bí thư Đoàn thanh niên. Lánh đạo, chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên; Phó trưởng ban hoạt động GDNGLL; Phụ trách giáo dục thể chất. 7. Đoàn Hùng Phúc: Phụ trách công tác lao động, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; Cốt cán chuyên môn Địa Lý. 8. Ngô Đình Thúy: Tổ phó tổ Khoa học xã hội. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của tổ; Cốt cán môn Văn; Công tác thông tin truyền thông. 9. Phạm Văn Lâm: Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên. Cùng tổ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ; Phụ trách công tác hướng nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu khoa học; Cốt cán môn Sinh học. 10. Nguyễn Đức Lộc: Thư ký Hội đồng nhà trường. 11. Lê Huy Giáp: Tổ phó tổ Khoa học xã hội Cùng tổ trưởng lãnh đạo,chỉ đạo các hoạt động của tổ; Trưởng ban thanh tra nhân dân. 12. Trần Thị Lan: Tổ trưởng tổ Văn Phòng. Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của tổ văn phòng; Phụ trách thư viện; quỹ nhà trường. 13. Trần Văn Bình: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; Thành viên của các ban hoạt động GDNGLL; Ban lao động, vệ sinh trường lớp( trực tiếp phụ trách khâu xử lý rác thải trong nhà trường)