15:13 13/10/2019
Hoạt động thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường phổ thông vì mục tiêu đào tạo những học sinh phát triển toàn diện. Hoà trong không khí chào mừng kỉ niệm 89 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Thực hiện theo kế hoạch của phòng GD - ĐT. Trường THCS Diễn Lâm long trọng tổ chức Hội khỏe Phù Đổng năm học 2019 - 2020 nhằm báo cáo và đánh giá kết quả phấn đấu, rèn luyện phát triển giáo dục thể chất của nhà trường trong thời gian qua. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội thể thao dành cho học sinh, giúp các em hoạt động, thi đấu và phát triển năng khiếu của mình. Đến dự, chỉ đạo, động viên và cổ vũ tại buổi lễ có thầy giáo Nguyễn Quang Vinh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường - Trưởng ban tổ chức; thầy giáo Lê Quang Phúc - Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng - Phó ban tổ chức; thầy giáo Nguyễn Thanh Trường và cô Phan Thị Hiển- Trưởng bộ môn GDTC - Phó ban tổ chức và toàn thế cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh . Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng cấp trường đã được tổ chức long trọng, ý nghĩa và thiết thực. Phát biểu khai mạc buổi lễ, thầy giáo Nguyễn Quang Vinh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường -Trưởng ban tổ chức đã đánh giá cao tinh thần tập luyện của tất cả học sinh toàn trường. Các em đã chuẩn bị tốt mọi mặt để tham gia thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng. Đồng thời động viên, khích lệ các vận động viên bình tĩnh, tự tin, thi đấu hết mình với tinh thần đoàn kết, chiến thắng; các trọng tài làm việc trung thực thẳng thắn, các cổ động viên cỗ vũ nhiệt tình… để Hội khỏe Phù Đổng nhà trường thành công tốt đẹp Ngay sau lễ khai mạc, các trận thi đấu diễn ra với sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên . Không khí thi đấu rất sôi nổi, hào hứng ở tất cả các nội dung . Đây là một đợt hoạt động TDTT sôi nổi, tập hợp đông đảo các em học sinh tiêu biểu ở các lớp trong phong trào TDTT, thông qua đó nhà trường sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng, tập luyện để nâng cao hơn nữa về thành tích thi đấu nhằm chuẩn bị cho tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh đồng thời thúc đẩy phong trào thể dục thể thao trong toàn trường . Với sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô, các cô chú cán bộ, nhân viên, sự cổ vũ nhiệt tình của các thành viên trong lớp, sự cố gắng thi đấu tích cực của các VĐV, Hội khỏe Phù Đổng đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt được những thành tích xuất sắc ở từng nội dung. Ban Tổ chức đã trao giải cho các cá nhân có thành tích trong các nội dung thi . Điều này cho thấy tài năng, tinh thần thi đấu, mức độ cạnh tranh của các vận động viên và tính hấp dẫn, lôi cuốn của giải.
09:40 19/09/2016
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: 1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tổng Số: 49, trong đó CBQL: 2; Giáo viên: 41, tỷ lệ GVđứng lớp 2,17; Tổ Văn phòng: 5 (Trong đó có 2 hợp đồng trường) ; Bảo vệ: 1; Trình độ đào tạo trên chuẩn của GV: 95,12%; Giáo viên đã từng giỏi cấp Huyện: 16/41 (39,02 %), giỏi cấp Tỉnh: 3/41 (7,3%). Phân làm 2 tổ chuyên môn với 7 nhóm và 1 tổ văn phòng. 2. Học sinh: - Tổng số: 654 em( học sinh nữ: 313 em) - Số lớp: 19; Trong đó: Khối 6 có 180 em chia thành 5 lớp; khối 7 có 168 em chia thành 5 lớp; khối 8 có 147 em chia thành 4 lớp; khối 9 có 159 em chia thành 5 lớp. + HS khuyết tật: 1 em; HS con TBBB: 0 em; HS con hộ nghèo: 29 em; HS con hộ cận nghèo: 44 em. 3. Cơ sở vật chất: Có 20 phòng học thoáng mát, sạch sẽ, bàn nghế đạt chuẩn; hai phòng thực hành bộ môn; thư viện; phòng và kho thiết bị; phòng y tế; phòng truyền thống; văn phòng, phòng làm việc của hiệu vụ và các bộ phận đầy đủ; khu luyện tập TDTT, khu sân chơi đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát; có khu để xe, khu vệ sinh của GV và HS. NHẬN XÉT CHUNG 1. Thuận lợi: - Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, đa số giáo viên nhiệt tình có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Về HS: Nhìn chung các em có ý thức học tập, ý thức đạo đức tốt. - Lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, được hội phụ huynh luôn phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động giáo dục. 2. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều, cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý. - Cơ sở vật chất tuy trong hè đã được sửa chữa, bổ sung nhưng khắc phục chưa được nhiều: Các phòng học của HS hệ thống cánh cửa hư hỏng nặng; một nhà xe của HS đã hư hỏng, xuống cấp cần thay thế; nhà vệ sinh của học sinh còn thiếu. - Nhiều gia đình bố, mẹ bận làm ăn buôn bán ít quan tâm đến việc học hành, giáo dục con, thường phó mặc cho nhà trường. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM - Tiếp tục triển khai sáng tạo có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. - Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục theo hướng tăng cường vai trò của các tổ nhóm chuyên môn, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ của mỗi thành viên trong nhà trường. - Khắc phục các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia sau khi tự kiểm tra chưa đạt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. III. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: + Trường đạt tập thể lao động tiên tiến xuất sắc; trường đạt chuẩn quốc gia khi được kiểm tra đánh giá lại. + Các tổ chức: Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc, được CĐ Nghệ An tặng giấy khen; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên đều đạt vững mạnh xuất sắc. + Lớp tiên tiến: 5 lớp; lớp xuất sắc: 4 lớp. + Hai tổ lao đông tiên tiến, 100% gia đình CBCNV đạt gia đình văn hóa. + Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 6 đ/c; CSTĐ cấp Tỉnh: 1 ; Trên 90% CBGVNV đạt LĐTT; Giáo viên giỏi cấp huyện: 6( bảo lưu); giáo viên dạy giỏi cấp trường : 12 GV. + Sáng kiến kinh nghiệm: Cấp trường 15 SK; cấp huyện 6 SK; cấp tỉnh: 1 SK. + Có sản phẩm dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật đạt giải cấp huyện. + 100% cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua. + Chất lượng giáo dục học sinh: - Về đạo đức: Tốt, khá: 92-95;Không có học sinh yếu kém về đạo đức. - Về chất lượng văn hoá: + Chất lượng đại trà: Giỏi: 13,5 – 14,5 %; Khá: 40 %; HS học lực yếu: dưới 5%; Học sinh tốt nghiệp THCS: 97-98%; Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, tỷ lệ trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập 80% trên số tốt nghiệp. +KSCL cuối năm: K9 xếp từ thứ 15 trở về; K6,7,8 Xếp từ thứ 14 trở về. + Chất lượng học sinh giỏi: Học sinh giỏi huyện ở K9: 32 em (20%) ; HSG tỉnh K 9: 2-3 em; học sinh giỏi, khá bộ môn ở K6,7,8 đạt 13% ( 65 em). - HSG Tin học trẻ cấp huyện: 2 em. - Học sinh đạt giải Tiếng Anh qua mạng: Cấp huyện 30- 35 em; cấp tỉnh 2 em. - Học sinh đạt giải Toán qua mạng: Cấp huyện 25- 30 em. - Học sinh giỏi thể thao cấp trường( chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm học 2017- 2018): 35- 40 em. - Đầu tư xây dựng CSVC mua sách, thiết bị: 270-300 triệu đồng. - Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1 %. IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP. 1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua: a. Tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua bằng những nội dung và hình thức thiết thực, phù hợp với đặc điểm của cấp học, điều kiện của địa phương và của nhà trường. b. Gắn liền thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tạo sự chuyển biến tích cực rõ nét về chất lượng giáo dục trong nhà trường. c. Nghiên cứu thực hiện tích hợp nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua một cách linh hoạt, hợp lý trong chương trình giảng dạy các môn học như ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật... 2. Thực hiện kế hoạch giáo dục. a. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục: - Các tổ, nhóm chuyên môn triển khai rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình của từng môn học theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường. - Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cần đảm bảo tính lô gics của mạch kiến thức, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Thực hiện đẩy đủ các nội dung dạy học địa phương. Bố trí đủ thời lượng dạy học tự chọn theo quy định, kế hoạch dạy học tự chọn được đưa vào phân phối chương trình chi tiết của môn học. b. Tổ chức dạy thêm, học thêm ; phụ đạo HS yếu, kém; bồi dưỡng HSG. Xây dựng KH cụ thể, quản lý chặt chẽ, đúng theo các văn bản chỉ đạo. c. Tổ chức dạy ngoại ngữ: - Do chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình Tiếng Anh thí điểm nên tiếp tục thực hiện dạy tiếng Anh theo chương trình, SGK hiện hành. - Tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham gia khảo sát đánh giá năng lực đạt các chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. d. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. e. Tổ chức hoạt động “ Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học: Nhẹ nhàng, tươi vui, có sức lôi cuốn học sinh yêu trường mến bạn. 3. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. a. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá: * Đổi mới phương pháp dạy học: - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sát nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PP dạy học. - Giáo viên cần thực hiện đổi mới PP dạy học từ thiết kế bài giảng đến tổ chức thực hiện giờ trên lớp, trong đó chú trọng: + Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học. Đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS; tăng cường liên hệ thực tế, sử dụng hợp lí, hiệu quả thiết bị, đồ dùng học tập; tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học. + Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt , khoa học. +Tạo điều kiện hướng dẫn HS, rèn luyện kỹ năng tự học, nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh vận dụng sáng tạo kiến thứ đã học khắc phục việc ghi nhớ máy móc không nắm xững bản chất. - Giáo viên mỗi môn phải dạy cho học sinh cách học, cách ghi chép, trình bày bài, dụng cụ học tập phải mang theo khi học bộ môn của mình (nhất là ở học sinh lớp 6). * Đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc đúng quy chế, đảm bảo khách quan trung thực. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận để kiểm tra cho mỗi chương trình và cả chương trình môn học. Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho từng môn, từng lớp. Với các bài kiểm tra định kỳ thống nhất hình thức ma trận để kiểm tra, thống nhất khung thời gian, có số lần kiểm tra thường xuyên tối thiếu. - Trong bài kiểm tra GV chủ động kết hợp một cách hợp lí, phù hợp giữa KT lí thuyết và KT thực hành. Đối với các môn khoa học XH bên cạnh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra câu hỏi mới, gắn liền với thời sự quê hương đất nước. - Khi chấm bài kiểm tra cần có phần nhận xét, động viên sự có gắng tiến bộ của HS. b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí: - Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng trao đổi thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy học. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, quan tâm đến BD giáo viên còn yếu. Chỉ đạo đánh giá giờ dạy sát đúng, tổ chức dạy thử nghiệm các dạng bài khác nhau, các bài khó. Mỗi tổ chuyên môn tổ chức ít nhất được 2 chuyên đề vào tháng 10/2016 và tháng 2/2017 với nội dung sát thực, tập trung nhiều nội dung mới, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. - Tổ chức tốt hội thi GV dạy giỏi cấp trường, chuẩn bị tốt cho GV dự kỳ thi GV giỏi huyện ở các năm học sau, tạo nên ý thức phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp trong giáo viên. - Đầu tư xây dựng đội ngũ GV cốt cán các môn học. - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GVNV (BD thường xuyên, đào tạo nâng cao trình độ...), chú trọng việc tự bồi dưỡng, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, làm công tác GVCN lớp, bồi duõng năng lực cho CB tổ góp phần nâng cao chất lượng quản lí. c. Nâng cao chất lượng văn hóa trong học sinh: - Bằng mọi cách động viên học sinh chăm chỉ học tập, tích cực suy nghĩ, biết học mọi lúc, mọi nơi, học mọi người, học chuyên cần. Chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm. Điểm số kiểm tra phải cập nhật, chống tẩy xóa, tổng kết cuối kỳ, cuối năm hính xác. Tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc các đợt KSCL để đánh giá thực chất, nâng dần chất lượng qua các đợt. - Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu bộ môn: phân công giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi đảm nhiệm. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi k9 từ tuần đầu của năm học, bồi dưỡng HSG ở k6,7,8 từ tháng 11, khích lệ học sinh phấn đấu học giỏi. Có kế hoạch tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ cho hoạt động này. - Chú trong nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy, buổi dạy, kiểm tra nghiêm túc, nâng dần chất lượng qua từng bài kiểm tra, từng đợt thi KSCL. 4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục. - Phát huy tính tích cực, chủ động tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động. - Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch trong nhà trường từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch của các tổ chức đoàn thể và của nhà trường, kế hoạch phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế của nhà trường. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong nhà trường. - Phổ biến đến từng CB,GV,CNV các qui định về hồ sơ trong nhà trường. Chỉ đạo kiểm tra thực hiện đúng qui định về các loại hồ sơ. - Tăng cường việc quản lý thực hiện chương trình; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng. - Công tác kiểm tra nội bộ nhà trườngđược duy trì thường xuyên và toàn diện, gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. - Đẩy mạnh việc thực hiện qui chế dân chủ trong trường. Xây dựng và hoàn thiện qui chế nội bộ của nhà trường đảm bảo dân chủ và đúng luật. - Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. Xây dựng và nâng cao chất lượng Website của trường góp phần thực hiện chế độ thông tin. 5. Xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng trường chuẩn quốc gia. a. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: - Vận động tự nguyện đóng góp xây dựng trường lớp từ CMHS đúng theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên; sử dụng : Tu sửa bàn, nghế HS;lát nền 6 phòng học và hành lang tấng trên của khu nhà 12 tầng; làm đường ống dẫn nước rửa phục vụ HS; hoàn chỉnh hệ thống quạt mát, đèn sáng ở các phòng học, tu sửa phòng Đội.. Phối hợp với Ban đại diện CMHS dự toán các hạng mục. - Phải cung cấp kịp thời đầy đủ các loại SGK, sách nghiệp vụ giáo viên, sách tham khảo cho GV và học sinh. Phải xây dựng tủ sách dùng chung phục vụ cho học sinh nghèo, con em chế độ chính sách. Có đầy đủ các loại báo chí, tạp chí theo quy định của ngành. - Thiết bị phải thường xuyên lau chùi, bảo dưỡng, sắp xếp khoa học, bảo quản tốt. Hồ sơ thiết bị phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng. kiểm kê tài sản thiết bị mỗi năm 2 lần nhằm đảm bảo tốt việc bảo quản. Thống kê việc sử dụng thiết bị hàng tháng của từng GV. - GV nhóm, tổ đề xuất mua sắm bổ sung, mua tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học. Mua thêm máy để đảm bảo phòng tin luôn có đủ 18 máy hoạt động trong tháng 9. - Khuyến khích, động viên giáo viên làm đồ dùng thiết bị dạy học, ít nhất mỗi tổ phải có 2 đồ dùng dạy học để dự thi đạt kết quả cao trong cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện. Giao cho tổ tự nhiên làm đề án có sản phẩm dự thi ST KHKT. b. Xây dựng trường chuẩn quốc gia: - Khắc phục tiêu chí 3 thuộc tiêu chuẩn 4 trong học kỳ I; củng cố phòng tin, phòng thư viện, các phòng họp tổ bộ môn...Làm lại một nhà xe cho HS trong tháng 10 từ nguồn kinh phí vay nợ GV và nhà thầu. 6. Công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; công tác y tế học đường. a. Công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với đầy đủ 5 nội dung một cách thực chất. Tiếp tục phong trào xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; công trình vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ hàng tháng. Tổ chức thi hát dân ca, hát về ngành giáo dục trong GV và HS. b. Công tác y tế, vệ sinh học đường: - Ban thể dục, vệ sinh có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện công tác về sinh trường học. Phân công phụ trách từng khu vực cụ thể cho bảo vệ, y tế, phụ trách đội và GVCN trong công tác chỉ đạo học sinh đảm bảo thường xuyên sạch sẽ. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cho CBGVCNV và học sinh thực hiện đúng nội quy mà bộ y tế và nhà trường đã đề ra. Có kế hoạch xử lý rác thải. - Nhà trường phối hợp với trạm y tế xã khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Mua thuốc đầy đủ và các thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho học sinh trong năm học. Câp thủ tục cho học sinh đi khám, chữa bệnh kịp thời. - Tuyên truyền vận động 100% học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia BHYT, làm tốt công tác phòng chống và ngăn ngừa các loại dịch bệnh. 7. Công tác phổ cập- xã hội hoá giáo dục. - Tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp số liẹu chính xác tiếp tục củng cố hồ sơ phổ cập giáo dục và báo cáo về ban chỉ đạo phổ cập của huyện, của tỉnh đúng quy định. - Quan tâm đến đối tượng học sinh ở lại lớp, phấn đấu không để quá 1 % số học sinh bỏ học. - Tuyên truyền sâu rộng đường lối chính sách của đảng và nhà nước về xã hội hóa giáo dục. - Nâng cao năng lực hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và nhà trường trên cơ sở điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGD&ĐT 8. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông. Xây dựng cơ quan văn hóa: - Cần đa dạng hóa hoạt động này, Ban hoạt động GDNGLL xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể cho từng hoạt động, kiểm tra, đánh giá chặt chẽ. - Về giáo dục hướng nghiệp lớp 9: Gồm 9 Tiết/năm học, được xếp vào thời khóa biểu chính khóa tổ chức dạy vào tuần 3 hàng tháng. - Về dạy nghề: Thực hiện đúng Kế hoạch được phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu phê duyệt. - Thường xuyên giáo dục tư tưởng CBGVNV thực hiện tốt KH hóa gia đình, bám sát tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Giáo dục ý thức ứng xử văn hóa và kỹ năng sống trong HS. Củng cố kỷ cương, nề nếp xây dựng quan hệ gần gũi thân thiện trong nhà trường. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thực sự là tấm gương về tác phong, ứng xử văn hóa ở mọi nơi, mọi lúc. 9. Công tác an ninh, bảo đảm trật tự an toàn trong trường học. Xây dựng quy chế an ninh trật tự an toàn trường học. Xây dựng phương án xử lý kịp thời khi vụ việc làm mất trật tự an ninh xảy ra. Xây dụng quy chế phối hợp hoạt động với ban công an xã, các xóm lân cận. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của bảo vệ trường, trách nhiệm của từng CB, GV, NV và học sinh, phụ huynh về công tác an ninh. Tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông. Đảm bảo an toàn cho học sinh, CB, GV, NV khi đến trường. Làm tổ công tác phòng cháy, chữa cháy. 10. Về hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng: - Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập ở Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020” của UBND Tỉnh Nghệ An - Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ. Giáo viên được cử sang làm việc tại TTHTCĐ phải phát huy vai trò trách nhiệm. Cuối năm trung tâm học tập cộng đồng được trên xếp loại tốt. 11. Công tác tài chính: - Thông báo, niêm yết các khoản thu: Thu theo quy đinh; thu tự nguyện; thu hộ. - Kiểm tra , báo cáo công khai tài chính, lập kế hoạch thu chi quỹ học phí và các loại quỹ trong nhà trường. - Thực hiện nghiêm các quy định tài chính hiện hành. 12. kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng: - Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng theo điều lệ trườngTHCS,trường THPT,trường PT nhiều cấp học. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác này. - Công tác thi đua phải được thực hiện nghiêm túc- chính xác- công bằng- khách quan. Năm học 2016-2017với những nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp đã đề ra đề nghị 2 tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết hơn và triển khai thực hiện tốt. Với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo. Tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn, thầy và trò trường THCS Diễn Lâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra đáp ứng được dự tin tưởng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.