”Sự lãnh đạo của tổ để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp “
Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và mang tính xây dựng cao, hôm nay trường THCS DL long trọng tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học 2013-2014. Tôi xin trân trọng gửi đến quý vị đại biểu, anh chị em đồng nghiệp lời kính chúc sức khỏe!
Tôi xin bày tỏ sự hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013 và kế hoạch năm học 2013-2014 của BGH nhà trường. Để bổ sung cho bản báo cáo và đóng góp ý kiến của mình trước hội nghị, tôi xin được trình bày tham luận : ”Sự lãnh đạo của tổ để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp “
Trong những năm gần đây cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, của toàn ngành giáo dục, chất lượng giáo dục huyện nhà nói chung và trường THCS DL nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng đại trà được nâng cao, đã có phần nổi trội về chất lượng mũi nhọn ; HS thích học hơn , ý thức hơn về tầm quan trọng của việc học . Số tiết dạy khá , giỏi của giáo viên cũng được tăng lên ; Tuy nhiên vẫn còn một số giờ lên lớp chưa thục sự có hiệu quả ; nguyên nhân do đâu ? cách giải quyết thế nào ?
Tôi xin chỉ ra một số nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục như sau :
Nguyên nhân : Việc nghiên cứu tài liệu còn hời hợt , soạn giáo án còn mang tính đối phó , lên lớp thì dạy chay trong khi đồ dùng dạy học có sẵn hoặc có thể khắc phục phương án khác , việc dự giờ học hỏi đồng nghiệp chưa được chú trọng lắm
Giải pháp nào cho vấn đề này :
- Để chất lượng giờ dạy nâng lên thì phải đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn bài , quá trình lên lớp, đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện trong giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho giờ dạy.Ở mỗi bài dạy cần:
+ Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học theo đặc điểm từng dạng bài.
+ Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
+ Hệ thống kiến thức phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài
+ Mỗi bài học cần xây dựng một số câu hỏi then chốt nhằm khai thác những kiến thức trọng tâm của bài.
+ Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả tiết dạy.
+ Đối với các tiết thực hành cần chuẩn bị đồ dùng, Hóa chất …và thực hiện các thí nghiệm trước khi lên lớp để bảo đảm các thí nghiêm thành công. Đồng thời dự kiến trước các tình huống thí nghiệm thất bại xảy ra đối với học sinh để hướng dẫn cho các em làm tốt.
- Các nhóm chuyên môn phải triển khai hoạt động dự giờ thường xuyên và tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên (Sinh hoạt nhóm , nên tổ chức vào buổi chiều để có đủ thời gian phân tích sâu , rộng hơn ) Đây là một hoạt động theo tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ một tuần 1, 2 tiết theo quy định mà có khi được dự cả 5, 7 tiết. Sau mỗi tiết dạy, cả người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài sau .
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm của anh em đồng nghiệp tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây: về vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy và học”.
- Một là mỗi GV chúng ta cần đến với các em bằng tất cả tình yêu nghề, mến trẻ, bằng tất cả tấm lòng vì đàn em thân yêu. Biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu HS.Từ đó nắm bắt được tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân HS để có các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp.
- Hai là, Trong tiết học người thầy luôn giữ vai trò gợi ý, hướng dẫn, tổ chức, giúp cho HS tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới. Làm tốt vai trò trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy, nêu tình huống, kích thích hứng thú và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững.Chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm.
Mỗi GV đều có nghệ thuật riêng của mình trong giảng dạy để tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn HS. Riêng tôi, tôi thường sử dụng hai cách sau, xin mạnh dạn nêu ra để anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo.
Cách 1: Luôn mở đầu tiết học một cách hấp dẫn nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho HS.
Cách 2: Trong khi tiến hành giờ dạy, căn cứ trên trình độ cụ thể của HS lớp mình, GV cần phải cân đối để lựa chọn câu hỏi gì, với ai; khi nào thì dùng câu hỏi bài tập trong SGK, khi nào phải thiết kế những câu hỏi khác cho phù hợp, hiệu quả. Để có giờ dạy tốt, người GV không thể không đầu tư vào việc xây dựng, thiết kế một hệ thống câu hỏi, bài tập cho phù hợp với khả năng của HS cũng như ý tưởng dạy học của mình từ góp ý của những tài liệu trong nhà trường như SGK, sách GV, sách bài tập…và những tư liệu tham khảo khác. Những câu hỏi, bài tập được thiết kế phải thỏa mãn những yêu cầu: khoa học, sư phạm, hệ thống, hấp dẫn, đa dạng, phù hợp đối tượng,...
Hiện nay, chúng ta đã có tài liệu chuẩn KTKN, đó là cơ sở giúp GV, chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc dạy học sát đối tượng. Hệ thống câu hỏi cho HS cần phù hợp, đừng quá hàn lâm, nên sử dụng nhiều loại câu hỏi tìm, phát hiện. Bảo đảm nội dung và PPDH phù hợp từng đối tượng HS, nghĩa là phải cá thể hóa hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho tất cả HS được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp, giúp các em xóa bỏ mặc cảm yếu kém và tự tin hơn trong học tập.
- Ba là tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá. Nghĩa là chúng ta tiếp tục thực hiện hiệu quả, sáng tạo những quy định về điểm Nhấn của ngành đưa ra ở năm học trước.
Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, chuẩn KTKN, có sự phân hóa theo từng đối tượng học sinh.Với vai trò, chức năng quan trọng như thế, Kiểm tra, đánh giá luôn không ngừng đổi mới thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan, nghiêm túc. Có thái độ tôn trọng kết quả của các em; động viên, biểu dương kịp thời; nhắc nhở, phê bình khéo léo, tránh cho các em mặc cảm hoặc chán nản.
- Vấn đề thứ tư tôi cần nhấn mạnh là: Giáo viên phải sử dụng triệt để, có hiệu quả tranh ảnh có trong SGK cộng với tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị dạy học được cung cấp, sưu tầm và tự làm. GV ứng dụng khéo léo CNTT cho bài dạy sinh động, hấp dẫn thu hút học sinh.
Có thể nói, giá trị lớn nhất của phương tiện, thiết bị dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan- đặc biệt là thính giác, thị giác. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như sau: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe, 80% qua nói, 90 % qua nói và làm. Sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học mang lại hiệu quả cao cho các giờ học trong các hoạt động như: nêu vấn đề; tìm kiếm thông tin; mở rộng kiến thức; củng cố, ôn tập và hệ thống hóa kiến thức; kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết; kích thích hứng thú học tập…Điều cần lưu ý, nếu dùng không đúng lúc, đúng chỗ, các phương tiện , thiết bị dạy học lại có tác dụng ngược lại.
- Năm là: Đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận đoàn thể, GVCN, GVBM,..trong nhà trường. Tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ: kiểm tra việc chuẩn bị bài, tổ chức ôn bài, chữa bài khó; quản lí tốt tiết học thêm buổi chiều; hướng dẫn HS cách tìm kiếm tư liệu từ thư viện, mạng Internet,..Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; các hoạt động ngoại khóa như Đố vui để học, Rung chuông vàng,...
Trên đây là những ý kiến chỉ mang tính cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp cùng trao đổi.
Tôi tin rằng, quý vị lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp sẽ có nhiều cách giải hay hơn cho bài toán nâng cao chất
lượng gờ dạy và học. Kính mong ý kiến bổ sung của quý vị và đồng nghiệp.
Cuối cùng kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc! Chúc trường ta có một năm học mới đạt nhiều thành tích cao hơn nữa. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
Hà Nam Trung
Tác giả bài viết: Hà Nam Trung
Những tin mới hơn