ÔNTAAOJ HÓA 9 ( THỜI COVID-2019)
ÔN TẬP ANH 8 ( THỜI COVID-019)
ÔN TẬP ANH 9 ( THỜI CORONA-2019)
ĐỀ CƯƠNG VĂN 9 (THỜI COVID-2019)
ÔN TẬP VĂN 8 ( THỜI COVID-2019)
đề cương toán 9 ( Thời covid-2019)
ĐỀ CƯƠNG TOÁN 6 ( THỜI COVID-19)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 (THỜI COVID-2019)
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS từ lâu đã là môn học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, thiết thực đối với học sinh. Nhưng dạy học như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê môn học cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm từ các nhà quản lí giáo dục đến giáo viên cùng toàn xã hội. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, song một thực tế ở môn Ngữ văn hiện nay trong nhà trường THCS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó phân môn tập làm văn được xem là khó vì thực chất kĩ năng làm bài của HS rất hạn chế. Khi viết bài theo yêu cầu đa số HS rất lúng túng không biết phải viết cái gì và viết như thế nào.Chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào 6 kiểu bài, bao gồm: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, hành chính công vụ.Kiểu bài nào cũng cần phải rèn luyện cho HS kĩ năng viết bài, nghĩa là kĩ năng tạo lập văn bản. Trong sáu kiểu bài đó thì kiểu bài nghị luận là kiểu bài mà HS gặp nhiều khó khăn khi tạo lập một văn bản đảm bảo thuyết phục được người đọc(người nghe).Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. Có hai kiểu bài nghị luận, đó là nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong những năm gần đây kiểu bài nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi thuộc môn Ngữ văn lớp 9 từ kì thi khảo sát chất lượng cuối năm, thi tuyển sinh vào lớp 10, thi học sinh giỏi các cấp đều có hai phần, cụ thể là phần đọc-hiểu và phần làm văn. Trong đó phần làm văn tập trung vào hai kiểu bài nghị luận đó là nghị luận xã hội và nghị luận văn học chiếm khoảng từ 70% đến 80% số điểm của toàn bài thi. Văn nghị luận xã hội đặc biệt được chú trọng, kiểu bài này yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội theo yêu cầu. Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Bởi vì học sinh vốn đã ngại viết văn và thường phụ thuộc tài liệu, làm bài thì còn sao chép nhiều , kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Là một giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, theo sát công cuộc đổi mới của ngành. Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần phải chia sẻ những kinh nghiệm rèn luyện cho HS viết văn nghị luận xã hội đạt kết quả cao để bạn bè đồng nghiệp có thể vận dụng trong dạy học kiểu bài nghị luận xã hội ở môn Ngữ văn lớp 9. Với sự trăn trở tìm tòi trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội vào việc dạy-học các tiết học thuộc kiểu bài văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng trong chương trình Ngữ văn 9. Bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm mà mình đã áp dụng thực sự đem lại hiệu quả và được đồng nghiệp ủng hộ, đánh giá cao.Từ đó tôi đã cố gắng học hỏi thêm và hoàn thành thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm và mạnh dạn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9. Qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn giúp các em nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này để nâng cao chất lượng bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 và còn rèn cho các em tự tin thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trước những vấn đề phong phú của xã hội.
- Ngày 27-03-1946 Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi tập thể dục. Trong thư lần đầu tiên Người chỉ cho nhân dân ta thấy rằng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Và Người cũng đã chỉ rõ muốn có sức khỏe thì “ Nên tập thể dục” và coi đó là “Bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Xã hội ngày càng phát triển đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí, TDTT càng có vị trí hết sức quan trọng. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người chúng ta. Trong lịch sử loài người đã chứng minh rằng, người nguyên thuỷ sống nhờ săn bắn hái lượm. Chính từ điều đó đã kích thích con người tập luyện để chạy nhanh hơn, nhảy xa hơn, cao hơn. Từ những hoạt động đó dần dần hình thành nên những môn điền kinh nói chung và môn chạy ngắn nói riêng. Trên thế giới người ta gọi môn bóng đá là môn thể thao “Vua ” thì môn điền kinh được mệnh danh là môn “ Nữ ,hoàng” tốc độ. Bởi nó giữ vai trò trọng yếu và cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các môn thể thao khác.
Trong hoạt động dạy và học Toán nói chung, đối với bộ môn hình học nói riêng thì vấn đề khai thác, nhìn nhận một bài toán cơ bản dưới nhiều góc độ khác nhau nhiều khi cho ta những kết quả khá thú vị. Ta biết rằng ở trường phổ thông, việc dạy toán học cho học sinh thực chất là việc dạy các hoạt động toán học cho họ. Cụ thể như khi truyền thụ cho học sinh một đơn vị kiến thức thì ngoài việc cho học sinh tiếp cận, nắm vững đơn vị kiến thức đó thì một việc không kém phần quan trọng là vận dụng đơn vị kiến thức đã học vào các hoạt động toán học. Đây là một hoạt động mà theo tôi, thông qua đó dạy cho học sinh phương pháp tự học - Một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên đứng lớp . Xuất phát từ quan điểm trên, vấn đề khai thác và cùng học sinh khai thác một bài toán cơ bản trong sách giáo khoa để từ đó xây dựng được một hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao đến bài toán khó là một hoạt động không thể thiếu đối với người giáo viên.